Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?

Dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp thực chất là việc dự kiến chi tiết những chỉ tiêu chủ yếu trong hệ thống các chỉ tiêu của báo cáo tài chính DN, xây dựng các mục tiêu cần đạt được trong khoảng dự báo và xác định các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Để dự báo được từng chỉ tiêu chủ yếu của các báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần tuỳ thuộc vào khoảng dự báo, yêu cầu và trình độ quản lý, nguồn tài liệu và kinh phí... để lựa chọn phương pháp dự báo một cách phù hợp và hiệu quả. Có thể chọn một trong 3 phương pháp chủ yếu, có thể vận dụng kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt để dự báo từng chỉ tiêu theo yêu cầu của nhà quản lý.

Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

I. Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho việc đánh giá tình hình về thu nhập, chi phí, lợi nhuận, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Trên cơ sở so sánh giữa thực tế với dự báo, doanh nghiệp phát hiện những tồn tại, những khả năng tiềm tàng chưa được khai thác trong quá trình kinh doanh. Từ đó có những biện pháp tích cực phát huy những mặt mạnh và tìm nguyên nhân, khắc phục những tồn tại. Tuy nhiên, phần II và phần III của báo cáo kết quả kinh doanh chỉ phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định, nên không cần thiết phải lập dự báo chi tiết cho từng chỉ tiêu mà chỉ cần lập dự báo chỉ tiêu Tổng mức thuê phải nộp của DN nếu thấy cần thiết. Vì vậy, khi dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta chỉ lập dự báo các chỉ tiêu chủ yếu phần I.

Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần I, bao gồm hệ thống chỉ tiêu dự báo tổng hợp, dựa trên căn cứ của dự báo doanh thu bán hàng, dự báo giá vốn hàng xuất kho để bán. dự báo chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, dự báo lãi (lỗ). Phương pháp lập các chỉ tiêu này có thể sử dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp, phù hợp với từng chỉ tiêu. Căn cứ để xác định từng chỉ tiêu như sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ căn cứ vào dự báo doanh thu bán hàng.

- Doanh thu thuần được xác định bằng cách lấy doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: phần giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có). Các khoản giảm trừ dựa trên cơ sở số liệu ước tính theo các khoản giảm trừ kỳ trước và tỷ lệ tăng giảm của doanh thu dự báo.

- Trị giá vốn hàng xuất kho để bán căn cứ vào số lượng sản phẩm, hàng hoá dự báo bán ra, định mức chi phí sản xuất (giá thành sản xuất đơn vị) hoặc giá mua cộng chi phí mua của số hàng dự báo bán.

- Lợi nhuận gộp được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi trị giá vốn hàng xuất bán.

- Chi phí bán hàng, căn cứ vào số liệu dự báo chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp căn cứ vào số liệu dự báo chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính, căn cứ vào số liệu ước tính theo chỉ tiêu kỳ trước và tỷ lệ tăng, giảm của doanh thu bán hàng dự báo.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được xác định bằng cách lấy lợi nhuận gộp cộng doanh thu tài chính trừ đi chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Thu nhập khác và chi phí khác, căn cứ vào dự báo các khoản thu, chi khác (nếu có).

- Tổng lợi nhuận trước thuế được xác định theo công thức:

Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ HĐKD + Lợi nhuận khác

- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp căn cứ vào tổng lợi nhuận trước thuế nhân với tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Lợi nhuận sau thuế được xác định bằng cách lấy tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.

II. Phương pháp dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu

1. Dự báo doanh thu bán hàng

Dự báo doanh thu bán hàng của doanh nghiệp dựa trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá bán ra và đơn giá bán ước tính của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

Dự báo doanh thu bán hàng

Theo công thức:

DT = \(\sum\limits_{i = 1}^n {{S_i}} \) x gi

Trong đó: DT là tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo.

  • Si: là số lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ i dự kiến bán ra trong kỳ dự báo.
  • gi: là đơn giá dự kiến bản đơn vị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ i.
  • i = l,n là số loại sản phẩm, hàng hoá dịch vụ i dự kiến bán.

Muốn lập dự báo doanh thu bán hàng của toàn doanh nghiệp phải xác định được doanh thu bán hàng của từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

-> Khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ từng loại Si= S0s.

Trong đó:

  • S0 là khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra đã thực hiện của kỳ trước
  • Δs là khối lượng sản phẩm hàng hóa dự kiến tăng hoặc giảm trong kỳ dự báo căn cứ vào các nghiên cứu. đánh giá nhu cầu thị trường về loại SP đó và khả năng chiếm lĩnh thị trường của DN, số khách hàng truyền thống, các ĐH đã và sẽ được ký kết... tính chất thời vụ, khả năng thanh toán...

-> Đơn giá bán ra của từng loại: gi = g0 + Δg

Trong đó:

  • g0: là giá cả của SP từng loại trong kỳ trước.
  • Δg: là dự kiến sự biến động của giá cả trên thị trường, sự thay đổi về già do chiến lược giá cả SP của DN...

Việc ước tính số lượng và đơn giá của từng loại SP, HH. DV bán ra phụ thuộc vào trình độ của người lập dự bão. Vóc tính doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của từng loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ một cách chính xác. tổng cộng lại ta có được dự báo bán hàng của toàn DN.

2. Dự báo sản xuất sản phẩm (hoặc mua hàng) trong DN

Dự báo sản xuất sản phẩm (hoặc mua hàng) trong DN là dự kiến số sản phẩm cần sản xuất (hoặc cần mua) trong kỳ dự báo để đáp ứng nhu cầu bán hàng và dự trữ.

Khi lặp dự báo sản xuất (hoặc mua hàng) phải căn cứ vào dự báo bán hàng và dự báo hàng tồn kho (thương tính theo tỷ lệ % dự báo sản lượng bán hàng và sản lượng tồn kho thực tế của từng loại sản phẩm, hàng hoá cuối kỳ trước).

Dự báo sản xuất có liên quan chặt chẽ với dự báo bán hàng và dự báo dự trữ cuối kỳ. Nếu lập dự báo đúng đắn đảm bảo vừa đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn không làm ứ đọng vốn, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bán hàng ở kỳ sau.

Sản lượng sản xuất (hoặc mua hàng) dự báo được xác định như sau:

Khối lượng sản phẩm cần sản xuất đầu kỳ (Sđ) = Khối lượng sản phẩm dự kiến tồn kho trong kỳ (Sb) + Khối lượng sản phẩm dự kiến bán cuối kỳ (Sc) + Khối lượng sản phẩm dự kiến tồn kho trong kỳ (S)

Trong đó: Sc = Sb x tỷ lệ tồn kho dự kiến cuối kỳ.

3. Dự báo thành phẩm hàng hoá tồn kho cuối kỳ

Thành phẩm, hàng hoá tồn kho cuối kỳ là thành phẩm, hàng hóa dự trữ chuẩn bị cho việc bán hàng của kỳ sau. Việc dự bảo chính xác thành phẩm, hàng hoá tồn kho cuối kỳ là cơ sở quan trọng để đáp ứng yêu cầu bán ra của kỳ sau, phục vụ khách hàng một cách kịp thời, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Nếu thành phẩm tồn kho quá nhiều sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn. ngược lại nêu thành phẩm tồn kho cuối kỳ quá thấp sẽ gây căng thẳng cho nhu cầu bán hàng, giảm uy tín với khách hàng, cả hai trường hợp trên đây đều dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Để dự báo hợp lý thành phẩm, hàng hoá tồn kho cuối kỳ thường phải dựa trên phương pháp thống kê kinh nghiệm, đồng thời phải căn cứ vào khả năng tiêu dùng, sức mua của dân cư trong kỳ dự báo. Trên thực tế, khi dự báo lượng thành phẩm tồn kho phải căn cứ vào dự báo thành phẩm tiêu thụ và tỷ lệ tồn kho thành phẩm ước tính và áp dụng công thức sau:

Lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ dự kiến = Lượng thành phẩm dự kiến bán ra x Tỷ lệ tồn kho dự kiến cuối kỳ

Sau khi xác định lượng thành phẩm hàng hoá tồn kho cuối kỳ, phải sử dụng công thức dưới đây để xác định trị giá thành phẩm tồn kho.

Trị giá thành phẩm tồn kho = Lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ x Giá thành SX đơn vị thành phẩm cuối kỳ

4. Dự báo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bị ảnh hưởng bởi số lượng nguyên vật liệu bị tiêu hao cho tính cho một đơn vị sản phẩm, đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất và khối lượng sản phẩm cần sản xuất. Khối lượng sản phẩm sản xuất càng cao thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp càng cao và ngược lại. Khi lập dự báo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ngoài việc chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng trên còn cần thiết phải xem xét đến lượng nguyên vật liệu mua vào, tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, lịch thanh toán tiền mua nguyên vật liệu. Để xác định dự báo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sử dụng công thức dưới đây:

Chi phí NVL trực tiếp = Khối lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ x Khối lượng từng loại NVL tiêu hao cho 1 đ/v SP x Đơn giá từng loại NVL xuất dùng

Trong đó đơn giá NVL xuất dùng cho sản xuất có thể tính theo một trong các phương pháp như phương pháp đơn giá bình quân của vật liệu luân chuyển trong kỳ, phương pháp đích danh, phương pháp nhập trước, xuất trước...

Đơn giá NVL có thể tăng do giá tăng hoặc có thể do tính thời vụ và khả năng về nguồn cung cấp có thể có sự thay đổi, người lập dự bảo phải chú ý đến nhân tố giá để việc lập dự báo được chính xác. Ngoai ra, trong sản xuất, một số loại nguyên vật liệu sử dụng có thể do tính chất thương phẩm phức tạp nên cần có một định mức hao hụt. Vì vậy, khi lập dự báo củng cần thiết phải chú ý đến những nhân tố này.

5. Dự báo chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm

Dự báo chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm bao gồm dự báo tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản phải trích theo lương theo quy định. Tuy nhiên, các khoản phải trích theo lương luôn tính theo một tỷ lệ nhất định theo chế độ quy định. Vì vậy khi dự báo chi phí nhân công trực tiếp ta chỉ cần dự báo tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và dự kiến khoản tiền dùng để chi trả lương cho người lao động. Dự báo tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất là việc dự kiến tổng thời gian cần thiết để hoàn thành khối lượng sản phẩm sản xuất và đơn giả thời gian lao động trực tiếp (đơn giá giờ công) hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành và đơn giá lương sản phẩm tùy thuộc vào hình thức trả lương của doanh nghiệp. Khi lập dự báo chi phí nhân công trực tiếp phải chú ý đến kết cấu công nhân, trình độ thành thạo của từng loại công nhân và đơn giá giờ công của từng loại.

Dự báo chi phí nhân công trực tiếp nhằm giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có kế hoạch chủ động trong việc sử dụng lao động trực tiếp, làm cơ sở cho việc phân tích ảnh hưởng của chi phí nhân công đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...

Căn cứ để lập dự báo chi phí nhân công trực tiếp là khối lượng sản phẩm cần sản xuất, định mức thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá giờ công trực tiếp sản xuất nếu trả lương thời gian, còn nếu trả lương sản phẩm thì tuỳ thuộc vào đơn giá lương sản phẩm theo công thức:

Chi phí nhân công trực tiếp = Khối lượng sản phẩm cần sản xuất x Định mức thời gian SX hoàn thành 1 SP x Đơn giá giờ công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp = Khối lượng sản phẩm cần sản xuất + Đơn giá lương sản phẩm dự kiến

Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, phải lập dự báo chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành riêng cho từng loại sản phẩm, sau đó tổng hợp lại để tính dự báo chi phí nhân công cho toàn doanh nghiệp

6. Dự báo chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm gồm các khoản chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi lập dự báo cần tính toán riêng biến phí và định phí, sau đó tổng hợp lại.

Căn cứ để lập dự báo chi phí sản xuất chung dựa vào kết quả thống kê thực nghiệm để ước tính tỷ lệ tiêu hao biến phí sản xuất chung theo từng khoản mục biến phí trực tiếp sản xuất. Còn định phí sản xuất chung thường không thay đổi so với thực tế nên có thể căn cứ vào định phí thực tế phát sinh các kỳ trước làm cơ sở ước tính cho kỳ dự báo có tính tới các biện pháp giảm giá thành. Chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp với từng loại sản phẩm nên phải phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức thường được lựa chọn làm căn cứ phân bổ là: số giờ máy hoạt động, số giờ làm việc của công nhân trực tiếp... theo công thức sau:

Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung \(=\frac{\text { Tổng chi phí sản xuất chung }}{\text { Tổng tiêu thức phân bổ }}\)

Chi phí sản xuất chung của từng mặt hàng = Tiêu thức phân bổ của từng mặt hàng x Hệ số phân bổ

Trong trường hợp công tác định mức và dự báo ở trình độ cao thì có thể xác định mức chi phí sản xuất theo từng khoản chi phí, nhằm đảm bảo tính chính xác và tính khả thi của công tác dự báo. Tuy nhiên, đôi khi người ta vẫn phải dự báo riêng cho từng loại sản phẩm theo từng loại chi phí, sau đó tổng hợp lại để xác định tổng chi phí sản xuất chung.

Ngoài ra, việc dự báo chi phí sản xuất chung còn có thể căn cứ vào đơn giá chi phí sản xuất chung để sản xuất hoàn thành một sản phẩm, trường hợp này dự bảo chi phí sản xuất chung được xác định theo công thức:

Chi phí sản xuất chung = Khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành x Định mức chi phí SX chung của 1đ/v SP

7. Dự báo giá vốn hàng xuất bán

Căn cứ vào dự toán các khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm, trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ để dự báo giá vốn hàng xuất bán theo công thức sau:

Giá vốn hàng xuất bán = Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ + Trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ - Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ

Trong đó:

Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ = Dự báo chi phí NVLTT trong giá thành sản phẩm x Dự báo chi phí NCTT trong giá thành sản phẩm x Dự báo chi phí SXC trong tổng giá thành sản phẩm

8. Dự báo chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau, được phân chia thành định phí và biến phí. Khi lập dự báo các khoản chi phí này phải căn cứ vào dự báo bán hàng, dự báo chi phí sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như phương thức bán hàng, phương thức quản lý, địa điểm kinh doanh....

Đối với biến phí bán hàng có thể dự báo căn cứ vào khối lượng sản phẩm bán ra và đơn giá biến phí của 1 đơn vị sản phẩm bán ra hoặc càn cứ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tỷ suất biến phí của sản phẩm bán ra (biến phí tính cho 100 hay 1.000đ doanh thu bán hàng).

Tổng biến phí bán hàng = Số lượng hàng bán ra x Đơn giá biến phí bán ra

Hoặc = Doanh thu bán hàng x Tỷ suất biến phí bán hàng

Tổng dự toán chi phí bán hàng = Tổng định phí bán hàng + Tổng biến phí bán hàng

Đối với định phí bán hàng cũng được dự báo tương tự dự bảo định phí sản xuất chung có tính đến một số yếu thay đổi khác như giá phí, thời vụ và chiến lược bán hàng.

Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, việc lập dự báo cũng giống như dự báo chi phí bán hàng. Song, trong doanh nghiệp sản xuất chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến nhiều khâu quản lý khác nhau như quản lý quá trình cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, quá trình bán hàng, quản lý hoạt động tài chính... Vì vậy, nếu cần xác định chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại hoạt động cũng phải lựa chọn tiêu thức phân bổ một cách hợp lý.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người ta vẫn có thể dự báo căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành hay doanh thu bán hàng và tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp.

9. Dự báo lãi (lỗ)

Căn cứ vào kết quả dự báo các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu lãi (lỗ) của doanh nghiệp được dự báo như sau:

Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận HĐKD + Lợi nhuận hoạt động khác

Trong đó:

Lợi nhuận HĐKD = Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng xuất bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN

Viết bình luận