Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp
Mục lục nội dung
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động của doanh nghiệp liên tục vận động qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Mỗi giai đoạn hình thức biểu hiện của vốn lưu động sẽ thay đổi, đầu tiên là vốn tiền tệ - vốn dự trữ sản xuất - vốn sản xuất - vốn trong thanh toán và quay trở lại vốn tiền tệ. Quá trình đó diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại gọi là quá trình tuần hoàn, luân chuyển vốn lưu động. Vốn lưu động kết thúc vòng tuần hoàn khi kết thúc chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòng nhanh có ý nghĩa quan trọng bởi nó thể hiện với một đồng vốn ít hơn doanh nghiệp có thể tạo ra một kết quả như cũ hay cùng với đồng vốn như vậy, nếu quay vòng nhanh sẽ tạo ra kết quả nhiều hơn. Vốn lưu động tuần hoàn, luân chuyển nhanh hay chậm gọi là tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
1. Số vòng luân chuyển vốn lưu động (V)
Số vòng luân chuyển vốn lưu động \(=\frac{\text { Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (D) }}{\text { Số dư bình quân về vốn lưu động }}\)
Trong đó:
\(S = \frac{{S\frac{1}{2} + S2 + ........ + \frac{{Sn}}{2}}}{{n - 1}}\)
(S1, S2... là số dư về vốn lưu động đầu các tháng, Sn số dư về vốn lưu động cuối tháng n)
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ nghiên cứu, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại. Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng cao thì số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng càng giảm và ngược lại.
2. Số ngày luân chuyển vốn lưu động (N)
Số ngày luân chuyển vốn lưu động \(=\frac{\text { Số ngày trong kỳ }}{\text { Số vòng luân chuyển vốn lưu động }}\)
Số ngày luân chuyển vốn lưu động cho biết: bình quân vốn lưu động của doanh nghiệp quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày. Ngược với số vòng luân chuyển vốn sẽ ngày luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn càng tăng.
Do cách xác định số vòng luân chuyển vốn lưu động nên số ngày luân chuyển vốn lưu động còn có thể xác định theo công thức sau:
Số ngày luân chuyển vốn lưu động \(=\frac{\text { Số dư bình quân về vốn lưu động }}{\text { Doanh thu thuần bình quân } 1 \text { ngày }(\mathrm{d})}\)
Phương pháp phân tích: so sánh giữa thực tế với kỳ gốc của từng chỉ tiêu trên đồng thòi phân tích ảnh hưởng của các nhân tố và xác định hệ quả kinh tế đo tốc độ luân chuyển vốn lưu động thay đổi.
Trình tự Phân tích tốc độ luân chuyển vốn có thể tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định chỉ tiêu Phân tích kỳ thực tế và kỳ gốc
Bước 2: So sánh
V1- V0 = ∆V ; N1-N0 = ∆N
Kết quả so sánh có thể xảy ra 1 trong 3 trường hợp:
∆V > 0; ∆N < 0: điều đó chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động tổng
∆V = 0; ∆N = 0: điều đó chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động không thay đổi
∆V <0; ∆N >0: điểu đó chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Do số dư bình quân về vốn lưu động thay đổi:
+ Ảnh hưởng đến số vòng luân chuyển vốn lưu động:
Vs = \(\frac{{Do}}{{S1}} - Vo\)
+ Ảnh hưởng đến số ngày luân chuyển vốn lưu động
Ns = \(\frac{{S1}}{{do}} - No\)
- Do doanh thu thuần thay đổi
+ Ảnh hưởng đến số vòng luân chuyển vốn lưu động.
Vd = V1 - \(\frac{{Do}}{{S1}}\)
+ Ảnh hưởng đến số ngày luân chuyển vốn lưu động
Nd = N1 - \(\frac{{S1}}{{do}}\)
Tổng hợp lại: ∆V = Vs + Vd; ∆N = Ns + Nd
Bước 4: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
Do số dư bình quân về vốn lưu động thay đổi: số dư bình quân về vốn lưu động có ảnh hương ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nghĩa là số dư bình quân về vốn lưu động tăng sẽ làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm. Số dư bình quân về vốn lưu động phụ thuộc vào số vốn lưu động ở thời điểm đầu kỳ và mức độ huy động vốn lưu động trong kỳ của doanh nghiệp. Như vậy, ảnh hưởng của nhân tố này cơ bản mang tính chủ quan sự tăng giảm của nó là do chính sách huy động vốn cũng như nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, biện pháp cơ bản không phải là giảm vốn, bởi lẽ, giảm vốn trên một phương diện nào đó cũng là giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà cần sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, rút ngắn thời gian vốn lưu động lưu lại trong từng khâu của quá trình luân chuyển. Như vậy, người ta đánh giá là thành tích hay khuyết điểm trong khâu quản lý và sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên trước khi kết luận cần xem xét, so sánh tốc độ tăng vốn với tốc độ tăng doanh thu.
Do doanh thu thuần về bán hàng thay đổi: doanh thu thuần về bán hàng có ảnh hưởng cùng chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Doanh thu thuần lại chịu ảnh hưởng bởi số lượng hàng bán, kết cấu hàng bán và giá cả hàng hoá. Ngoài ra, doanh thu thuần còn chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài như thu nhập bình quân xã hội, khả năng thay thế của sản phẩm cùng loại, mùa vụ tiêu thụ sản phẩm, chất lượng quảng cáo giới thiệu mặt hàng v.v... Như vậy, ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Nghiên cứu nhân tố này cho thấy biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là tăng được doanh thu tiêu thụ sản phẩm và đó là thành tích trong khâu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài và đây cũng là mục tiêu kinh doanh nếu muốn tăng thị phần và tối đa hoá lợi nhuận.
Bước 5: Xác định hệ qua kinh tế (xác định số tiền tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luân chuyển vốn lưu động thay đổi ký hiệu: ST(±)
ST(±) = d1 (N1-N0)
Nếu kết quả là một số dương doanh nghiệp lãng phí tương đối vốn và ngược lại là tiết kiệm
Ví dụ: căn cứ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh và các số liệu sau:
Tổng doanh thu thuần năm 200x-1 là 61.200 triệu đồng, vốn lưu động bình quân năm 200x-1 là: 12.750 triệu đồng
Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích
V0 = \(\frac{{61,200}}{{12750}}\) = 4,8 vòng
N0 = \(\frac{{360}}{{4,8}}\) = 75 ngày
S1 = \(\frac{{{\text{(l6200 - 2800) + (l6190 - 3100)}}}}{2}\) = 13,245
V1 = \(\frac{{{\text{66040 }}}}{{13245}}\) = 4,98 vòng
N1 = \(\frac{{360}}{{4,98}}\) = 72 ngày
Bước 2: So sánh
V1 - V0 = ∆V = 4,98-4,8 = +0,18 vòng;
N1 - N0 = ∆N = 72 - 75 = - 3 ngày
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Do số dư bình quân về vốn lưu động thay đổi:
+ Ảnh hưởng đến số vòng luân chuyển vốn lưu động:
Vs = \(\frac{{Do}}{{S1}}\) - Vo = \(\frac{{61200}}{{13245}}\) - 4,8 = 4,62-4,8 = -0,18 vòng
+ Ảnh hưởng đến số ngày luân chuyển vốn lưu động
Ns = \(\frac{{S1}}{{do}}\) - No = \(\frac{{13245}}{{\frac{{61200}}{{360}}}}\) - 75 = \(\frac{{13245}}{{170}}\) - 75 = 78-75 = +3 ngày
- Do doanh thu thuần thay đổi
+ Ảnh hưởng đến số vòng luân chuyển vốn lưu động:
Vd = V1 - \(\frac{{Do}}{{S1}}\) = 4,98-4,62 = +0,36 vòng
+ Ảnh hưởng đến số ngày luân chuyển vốn lưu động
Nd = N l - \(\frac{{S1}}{{do}}\) = 72-78 = -6 ngày
Tổng hợp lại: ∆V = Vs + Vd; ∆N = Ns + Nd
Kết quả tính toán trên cho thấy: số' vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty trong năm 200x tảng 0,18 vòng, tương ứng số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm 3 ngày. Điều đó chứng tỏ, tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ tầng. Đây là dấu hiệu cho thấy việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có những tiến bộ, tạo điều kiện để tăng hiệu quả sử dụng vốn nói chung ở doanh nghiệp. Tuy vậy, để thấy rõ ưu nhược điểm trong từng khâu công tác cần đi sâu xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Cụ thể:
Do số dư bình quân về vốn lưu động thay đổi đã làm số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 0,18 vòng, điều này cho thấy vốn lưu động bình quân trong kỳ tăng. Tuy nhiên, cần thấy rõ vốn lưu động bình quân tăng có thể do yêu cầu của việc gia tăng năng lực kinh doanh, cũng có thể do quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa tốt, một số tài sản lưu động còn thừa so với nhu cầu. Cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Do doanh thu thuần về bán hàng thay đổi đà làm số vòng quay của vốn lưu động tăng 0,36 vòng tương ứng số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm 6 ngày. Sự gia tăng doanh thu thuần là biện pháp tích cực để tăng tốc độ luân chuyển vốn. Kết hợp với phân tích nhân tố số dư bình quân về vốn cho thấy sự tăng lên của vốn lưu động trong kỳ có thể tác động tích cực đến tảng việc tăng doanh thu. Nếu thực tế đúng là như vậy đây là thành tích cần phát huy trong quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Viết bình luận