Phân tích chính sách tài trợ của doanh nghiệp

Chính sách tài trợ là cơ sở của việc tạo vốn, trong đó chỉ ra các định hướng cơ bản trong việc xác định nguồn vốn, số lượng và thời hạn huy động vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chính sách tài trợ lấy việc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn làm mục tiêu, trên cơ sở tôn trọng các ràng buộc chiến lược về cấu trúc vốn để hạn chế chi phí điều hành cũng như ràng buộc về quy mô phát triển và quan hệ với môi trường. Vì thế, chính sách tài trợ cần được nghiên cứu kỹ khi đưa ra các quyết định về việc tài trợ vốn và điều cơ bản là xác định tỷ trọng huy động vốn hợp lý trong từng nguồn khác nhau. Nói khác đi là xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.

Phân tích chính sách tài trợ

Để phân tích người ta sử dụng chỉ tiêu: chi phí sử dụng vốn bình quân (CPv)

\(\overline {CP} = \sum\limits_{i = 1}^n {\frac{{nvi}}{{NV}}} \) x Cfi = \(\sum\limits_{i = 1}^n {Tti} \) x Cfi

Trong đó: nvi: mức huy động của nguồn vốn i

  • NV: tổng nhu cầu tài trợ (Tổng số vốn dự kiến huy động)
  • Cfi: chi phí sử dụng nguồn vốn i
  • Tti: tỷ trọng nguồn vốn i

Bằng phương pháp so sánh chi phí vốn bình quân trong chính sách tài trợ với chi phí vốn bình quân năm trước để xác định chênh lệch từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến chênh lệch, đặc biệt đề cập đến những lý khiến doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài trợ có chi phí vốn cao.

Để đánh giá mức độ hợp lý và tối ưu của chính sách tài trợ ở doanh nghiệp ngoài việc xác định tổng nhu cầu tài trợ, tỷ trọng của nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động và cơ cấu vốn tối ưu còn phải tính tới các yếu tố cơ bản sau:

- Đối với khoản vay: mức vay tối đa được ngân hàng là các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính chấp nhận, các chi phí liên quan đến mỗi hình thức vay cùng như phần chi phí tăng thêm ứng với mỗi quy mó vay. Ngoài ì thời hạn của khoản vay cũng là tham số quan trọng khi tính tới thời hạn duy trì mà nhu cầu tài trợ đồi hỏi. Mặt khác, việc doanh nghiệp theo đuổi một mức độ tự chủ tài chính cũng là nhân tố giới hạn số lượng vay.

- Đối với việc tăng vốn: doanh nghiệp cần cân nhắc đến chi phí của việc tăng vốn (thường rất cao so với đi vay) và mức độ phân tán quyền lực của các chủ sở hữu cũ. Điều này đặc biệt quan trọng khi xét tỏi khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với mưu toan thôn tính của đối thủ cạnh tranh.

- Chi phí của nguồn vốn bên trong: thường tương đương với mức sinh lời mong muốn của các chủ sở hữu nên rất cao và làm tăng khả năng loại trừ các khoản đầu tư dự kiến (làm tổng nhu cầu tài trợ giảm xuống)

- Cơ cấu vốn mục tiêu: nhằm hạn chế chi phí điều hành và đảm bảo việc lựa chọn đầu tư tối ưu khi đưa ra tỷ suất chiết khấu phù hợp

- Các khả năng tự điều chỉnh khi tính tới các nguồn thu từ việc thanh lý TSCĐ hoặc giảm mức chia cổ tức.

- Khả năng tài trợ tương hỗ: thực chất là xem xét khả năng tài trợ bằng nguồn vốn bên trong khi khai thác lệch pha của các nhu cầu tài trợ bộ phận

Điều cần chú ý là nguồn vốn doanh nghiệp dự kiến huy động cần được chi tiết cho từng bộ phận mà bộ phận này có chi phí sử dụng vốn khác nhau. Chẳng hạn nguồn tài trợ bên trong cần chi tiết thành vốn chủ sở hữu bỏ ra lần đầu khi thành lập doanh nghiệp, vốn các chủ sở hữu góp thêm trong quá trình kinh doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu mới... loặc vốn vay cần chi tiết các khoản vay theo từng mức lãi suất.

Nguồn vốn chủ sở hữu

Vì đánh giá chính sách tài chính tức là đề cập đến các quyết định trong tương lai khi hoạch định kế hoạch và thế hiện đòi hỏi của chủ sở hữu và người cho vay đối với doanh nghiệp. Như vậy, \(\overline {CP} \) chính là hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp phải đạt được trong tương lai để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể đưa vốn vào hoạt tông. Điều đó có nghĩa là chính sách tài trợ mà doanh nghiệp lựa chọn phải đạt được mức lợi nhuận mong muốn tối thiểu là \(\overline {CP} \). Cũng cần thấy rõ là \(\overline {CP} \) là chỉ tiêu dung hòa lợi ích của chủ sở hữu và người cho vay và tác động trực tiếp đến quy mô đầu tư của doanh nghiệp tuỳ theo chính sách tài trợ được lựa chọn.

Khi phân tích chính sách tài trợ cần để ý đến nguyên tắc cân bằng tài chính, xác định và so sánh vốn lưu chuyển, nhu cầu vốn lưu chuyển và mối quan hệ giữa vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển.

Trên góc độ tài chính sự nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn không chỉ thể hiện ở cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản bời đây chỉ là 2 mật của một lượng tài sản mà sự cân đối còn thể hiện ở thời gian vận động của tài sản và nguồn vốn. Vì vậy, tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) của tài sản và tính cấp thiết phải hoàn trả của nguồn vốn là những vấn đề cần được để ý khi phân tích chính sách tài trợ trong doanh nghiệp. Việc đánh giá tài chính với các vấn đề nêu trên cần được tiến hành theo từng khối lượng những bộ phận cấu thành BCĐKT. Việc phân chia các mục của BCĐKT theo khối như thế nào căn cứ vào mục đích phân tích. Chẳng hạn:

- Phân chia theo tính thanh khoản và tính cấp thiết giảm dần:

PHNCHI~1

Hay khi nhìn nhận quá trình hoạt động của doanh nghiệp dưới góc độ tài chính thì thấy chu trình tài chính của doanh nghiệp được biểu hiện qua sơ đồ:

sơ đồ chu trình tài chính doanh nghiệp

Chu trình đó cho thấy rõ 2 nghiệp vụ là Tài trợ (gồm tạo vốn và đầu tư) và phân chia thu nhập. Việc phân chia thu nhập diễn ra sau hoạt động tài trợ một thời gian nhất định. Điều này xác định nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cân bằng tài chính là: “Tài sản được tài trợ trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hóa tài sản ấy” nói khác đi: “Thời gian của nguồn vốn tài trợ phải không thấp hơn tuổi thọ của tài sản được tài trợ’. Nguyên tắc này có thể diễn giải như sau: Nguồn vốn ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm chỉ dùng để tài trợ cho tài sản có thời gian sử dụng dưới 1 năm. Tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên ở trong doanh nghiệp trong thời hạn trên 1 năm (gọi là nguồn vốn dài hạn = nợ dài hạn + nguồn vốn chủ sở hữu). Khi đó quan hệ giữa tài trợ và hoàn trả có thể chi tiết theo thời hạn như sơ đồ sau:

Sơ đồ quan hệ giữa tài trợ và hoàn trả

Như vậy, khi tính đến độ an toàn trong thanh toán, nguyên tắc cân bằng đòi hỏi: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn; nguồn vốn ngắn hạn chỉ tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Với nguyên tắc trên, khi phân tích chính sách tài trợ cần xác định phần nguồn vốn nào tài trợ cho Tài sản ngắn hạn và nhu cầu tài trợ của chu kỳ sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho Tài sản ngắn hạn được gọi là vốn lưu chuyển.

Phân tích tình hình tài trợ thực chất là xem xét mối quan hệ giữa Nguồn vốn dài hạn (bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vay dài hạn) với TSDH.

Nếu NVDH > TSDH thì doanh nghiệp có vốn lưu chuyên. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp dư thừa nguồn vốn dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn đối với doanh nghiệp vì nó cho phép doanh nghiệp đương đầu được với những rủi ro có thể xảy ra như việc phố sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của các nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời...

Vốn lưu chuyển (VLC) được xác định bằng công thức:

VLC = Nguồn vốn dài hạn - TSDH

Hay VLC = (Vốn chủ số hữu + vay dài hạn) - TSDH

Hoặc VLC = TSNH - Nguồn vốn ngắn hạn

Công thức này cho thấy có 2 nhân tố ảnh hưởng đến VLC là nguồn vốn dài hạn và TSDH hoặc TSNH và các khoản nợ ngắn hạn. Đi sâu xem xét từng nhân tố có thể thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến vốn lưu chuyển

Phương pháp phân tích được tiến hành là phương pháp so sánh kết hợp với phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cụ thể so sánh VLC giữa kế hoạch tài chính với VLC hiện có đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố bằng phương pháp cân đối và xác định những nguyên nhân ảnh hương. Những nguyên nhân thông thường dẫn đến sự biến động của vòng luân chuyển thường là:

- Nguyên nhân thuộc bản thân chính sách tài trợ như: giữ lại thu nhập để tăng vốn việc đi vay hay trả bớt nợ vay

- Nguyên nhân thuộc chính sách đầu tư như quyết định tăng cường hay giảm bớt đầu tư, những quyết định về đầu tư dài hạn hay đầu tư ngắn hạn...

- Nguyên nhân về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời

- Nguyên nhân về chính sách khấu hao và dự phòng

Trường hợp NVDH < TSDH nghĩa là doanh nghiệp không có vốn lưu chuyển. Việc nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định và tài sản sử dụng trong dài hạn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn vốn có thể sử dụng trong ngắn hạn để tài trợ cho Tài sản dài hạn. Đây là chính sách tài trợ không đem lại sự ổn định và an toàn, tình trạng bi đát về tài chính của doanh nghiệp đang diễn ra. Để tồn tại, ngoài việc liên tục phải đảo nợ doanh nghiệp cần nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Khi đó các đối tượng bên ngoài cần chú ý đánh giá các biện pháp doanh nghiệp sử dụng để thoát khỏi tình trạng bi đát xảy ra và khả năng thực hiện các biện pháp đó. Các phương pháp có thể sử dụng là thu hẹp quy mô tài sản cố định, thu hồi đầu tư tài chính dài hạn, tăng vay dài hạn hay sử dụng các công cụ tài chính dài hạn...

Trường hợp có vốn lưu chuyển nghĩa là doanh nghiệp đã có nguồn tài trợ đem lại sự ổn định và an toàn. Tuy nhiên, để có kết luận về chính sách tài chính cần được đối chiếu với nhu cầu tài trợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh (nhu cầu tài trợ của chu kỳ sản xuất kinh doanh). Chính nhu cầu này gọi nhu cầu vốn lưu chuyển. Nhu cầu tài trợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

SNHUCU~1

Sơ đồ trên cho thấy ở doanh nghiệp xuất hiện nhu cầu tài trợ giữa thời điểm doanh nghiệp trả tiền cho người cung cấp và thời điểm nhận được tiền thanh toán tiền hàng với giả định doanh nghiệp không bán các sản phẩm dở dang. Kể từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi bán hàng (gđ cung ứng và sản xuất). Do doanh nghiệp bán hàng chưa thu tiền ngay nên trong giai đoạn thương mại vẫn tồn tại nhu cầu này. Tuy nhiên trong khoảng thời gian to đến t1 doanh nghiệp cũng được nhà cung cấp cho nợ điều đó làm giảm nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp. Nhu cầu tài trợ cho quá trình hoạt động như vậy gọi là nhu cầu vốn luân chuyển.

Như vậy, nhu cầu về vốn lưu chuyển (NCVLC) được xác định như sau:

NCVLC = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn - Các khoản phải trả ngắn hạn

Công thức trên cho thấy: nhu cầu vốn lưu chuyển phụ thuộc vào 3 nhân tố. Bằng phương pháp so sánh và phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đi sâu nghiên cứu sự biến động của từng bộ phận cấu thành có thể xác định được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của nhu cầu vốn lưu chuyển. Những nguyên nhân thông thường ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu chuyển là:

+ Nguyên nhân thuộc về chính sách kinh doanh như lựa chọn phương thức bán hàng, hình thức thanh toán, thời hạn cho khách hàng mua chịu,...

+ Nguyên nhân thuộc về chính sách tiếp cận bạn hàng

+ Nguyên nhân thuộc về chính sách tổ chức sản xuất

Sau khi phân tích vốn lưu chuyển, nhu cầu vốn lưu chuyển cần tiến hành xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu chuyển với nhu cầu vốn lưu chuyển bằng cách so sánh giữa vốn lưu chuyển với nhu cầu vốn lưu chuyển. Nếu VLC > NCVLC điều đó chứng tỏ doanh nghiệp thừa vốn lưu chuyển để đáp ứng nhu cầu vốn lưu chuyển, nó thể hiện khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là tốt trong khi vẫn đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn gồm vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả. Ngược lại VLC<NCVLC thì doanh nghiệp đang rất gặp khó khăn về khả năng thanh toán, đòi hỏi muốn tồn tại doanh nghiệp cần nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Phân tích tình hình tài trợ thông qua vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá cách xác định phương tiện tài trợ, những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tài trợ và cách thức tài trợ đem lại sự ổn định và an toàn về tài chính của doanh nghiệp.

Viết bình luận