Các phương pháp dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp
Mục lục nội dung
Phương pháp dự báo báo cáo tài chính là những cách thức tiến hành để dự báo các chỉ tiêu của hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp dưới dạng định lượng, tường minh. Lịch sử phát triển của các phương pháp dự báo nói chung đến nay gồm có 3 phương pháp dự báo cơ bản, các phương pháp này đều có thể vận dụng vào dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp.
1. Dự báo dựa trên các ý kiến đánh giá của các chuyên gia
- Cơ sở: Dựa trên sự am hiểu và những ý kiến đánh giá (bằng văn bản) của các chuyên gia tài chính về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp để dự bảo.
- Nội dung: Mỗi chuyên gia được hỏi ý kiến về tình hình tài chính của DN đã, đang và sẽ diễn ra, những ý kiến của mỗi chuyên gia được trình bày dưới dạng thống kê tóm tắt, việc trình bày ý kiến trả lời của mỗi chuyên gia phải được tiến hành một cách độc lập (giấu tên, tránh tiếp xúc một cách trực tiếp) có thể thông qua hệ thống câu hỏi bằng thư... nhằm tránh những thảo luận của các chuyên gia với nhau tạo ra những sai lệch nhất định trong kết quả. Sau đó, yêu cầu các chuyên gia xét duyệt lại những dự báo của họ trên cơ sở tóm lược ý kiến dự báo của tất cả các chuyên gia và có thể có những thông tin bổ sung thêm từ phía bộ phận chuyên trách. Quá trình này có thể được lặp lại cho đến khi nhóm chuyên gia đạt được sự thống nhất ý kiến về hệ thống chỉ tiêu dự báo báo cáo tài chính.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Phương pháp này tận dụng được kinh nghiệm thực tế, vốn tri thức và khả năng đánh giá, ước tính về tình hình tài chính doanh nghiệp của các chuyên gia, nên các chỉ tiêu dự báo có chất lượng cao.
+ Nhược điểm: Do quy trình dự báo gồm nhiều khâu, phải có các chuyên gia tài chính tham gia dự báo, thông tin xem xét trong phạm vi rộng nên chi phí cao và kịp thời bị hạn chế, khó áp dụng đối với các DN.
2. Dự báo dựa trên tính ỳ
- Cơ sở: Dựa trên giả thiết rằng tình hình hoạt động chính của doanh nghiệp không có một sự thay đổi lớn nào, với tương lai là bản sao hoặc là hình đồng dạng phối cảnh của quá khứ.
- Nội dung: Có 3 cách dự báo dựa trên tính ỳ:
Cách 1: Dự báo theo nguyên trạng: dự báo rằng giá trị hiện tại của mỗi chỉ tiêu trong báo cáo tài chính tiếp tục qua thời gian cho đến tương lai.
Tức là: ýT+h = yT
Trong đó:
- ýT+h: là chỉ tiêu trong báo cáo tài chính cần dự báo tại thời điểm h hoặc trong khoảng thời gian T+h.
- yT: là giá trị hiện tại của chỉ tiêu y
Cách 2: Dự báo mỗi chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có sự thay đổi với mức độ như nhau từ thời kỳ này sang thời kỳ tiếp theo.
Tức là: ýT+h - yT = yT - yT-h hay ýT+h = 2yT - yT-h
Trong đó:
- ýT+h: là chỉ tiêu trong báo cáo tài chính cần dự báo.
- yT : là giá trị hiện tại của chỉ tiêu y.
- yT-h: là chỉ tiêu y trong báo cáo tài chính trong quá khứ (T-h) hoặc tại thời điểm h trong quá khứ.
Cách 3: Dự báo mỗi chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có sự thay đổi tỷ lệ như nhau. Tức là:
\(\frac{{Y(T + h) - {y_T}}}{{{y_T}}} = \frac{{{y_T} - (T - h)}}{{y(T - h)}}\) = k
ýT+h = .yT x k.
Trong đó:
- ýT+h: là chỉ tiêu trong báo cáo tài chính cần dự báo.
- yT : là giá trị hiện tại của chỉ tiêu y.
- yT-h: là chỉ tiêu y trong báo cáo tài chính trong quá khứ (T-h) hoặc tại thời điểm h trong quá khứ.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, thích hợp với các DN trình độ quản lý chưa cao.
+ Nhược điểm: Do áp dụng cách dự báo các chỉ tiêu một cách đơn giản nên chất lượng thông tin dự báo không cao.
3. Dự báo theo mô hình kinh tế lượng
Cơ sở: Dựa vào các mô hình tuyến tính, thống kê và kết hợp với các phương pháp: dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia, dựa trên tính ỳ để dự báo từng chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính.
Nội dung: Cách tiếp cận kinh tế lượng đối với dự báo thường dựa trên cơ sở các phương trình dạng rút gọn:
ýT+1 = yTK1 + ZT+1K2 + uT+1
Trong đó:
- ýT+1: là chỉ tiêu trong báo cáo tài chính cần dự báo.
- yTK1: là giá trị hiện tại của chi tiêu y có tính tới hệ số ước lượng K1. Số hạng này thâu tóm sự phụ thuộc có tính chất: hệ thống của các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp vào các giá trị quá khứ của chỉ tiêu y (y gọi là biến nội sinh). Chỉ tiêu y biến động có thể theo chu kỳ hoặc theo quy luật, có thể xác định được thành phần K1 dựa trên thu thập và phân tích thông tin quả khứ hoặc theo phương pháp dự báo dựa trên tính ỳ, hoặc dựa vào thống kê kinh nghiệm.
- ZT+1K2: là giá trị tương lai của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh (biến ngoại sinh ZT+1, và các hệ số ước lượng K2). Số hạng này phản ánh sự phụ thuộc của các biến nội sinh đối với các biến ngoại sinh của mô hình. Vì ZT+1 là các biến ngoại sinh, bản thân chúng được xác định vào các nhân tố không được xử lý một cách tường minh trong mô hình kinh tế lượng, nên giá trị hợp lý của biến này phải là dự báo trên cơ sở các( nhân tố khác với các nhân tố trong chính mô hình này thường gọi là nhân tố vệ tinh hay ngoại vi. Để dự báo được số hạng này có thể sử dụng kết quả điều tra dự tính, thống kê kinh nghiệm, dựa trên ý kiến đánh giá: của các chuyên gia hoặc ngoại suy xu thế quá khứ của chúng.
- uT+1: là nhân tố bổ sung có thể diễn giải như ước lượng của các giá trị trong tương lai của các số hạng nhiễu. Nói một cách khác, như là điều chỉnh của các hệ số chặn trong mỗi phương trình dạng rút gọn, các nhân tố bổ sung sẽ làm tròn trịa dự báo kinh tế lượng. Bởi vì, theo mô hình kinh tế lượng như trên thì: thành phần thứ nhất thâu tóm sự ảnh hưởng của các biến nội sinh quá khứ; thành phần thứ hai thâu tóm sự ảnh hưởng của tất cả các biến ngoại sinh được đưa vào mô hình; thành phần thứ ba, các nhân tố bổ sung, thâu tóm ảnh hưởng của tất cả các nhân tố khác, kể cả các nhân tố bị bỏ sót trong mô hình. Các nhân tố bổ sung dựa trên cơ sở những đánh giá về các nhân tố không được chứa tường minh trong mô hình. Ví dụ: trong mô hình dự báo có thể không hế tính đến một cách tường minh về sự khủng hoảng của thị trường tài chính (khu vực, hoặc thế giới) hay hoạt động đình công.vv. Nhưng trên thực tế, vì rất nhiều lý do khác nhau các sự việc trên có thể nảy sinh trong kỳ dự báo, do đó các chỉ tiêu dự báo về báo cáo tài chính nên được điều chỉnh xuống một cách thích hợp. Nhiều nhân tố khác có thể không được đưa vào mô hình vì chúng hiếm xảy ra hoặc vì khó thu được các số liệu, nhưng điều đó không có nghĩa là buộc phải bỏ qua chúng khi hình thành một dự báo.Thực vậy, thật là không đúng nếu bỏ qua những xem xét thích đáng chỉ bởi vì chúng bị bỏ sót trong mô hình. Theo nghĩa đó, dự báo bằng một mô hình kinh tế lượng không đơn giản là một bài tập máy móc ma là sự pha trộn những xem xét khách quan và chủ quan. Những xem xét chủ quan được thể hiện trong các nhân tố bổ sung, nói chung cải thiện đáng kể độ chính xác của dự báo bằng một mô hình kinh tế lượng. Trong khi các nhân tố bổ sung phản ánh những xem xét đánh giá, lựa chọn các giá trị của u?+1 có thể được chỉ dẫn không chỉ bởi các nhân tố thích ứng bị bỏ sót trong mô hình mà còn bởi các phần dư quá khứ trong việc ước lượng mô hình và các sai số quá khứ trong dự bảo. Các phần dư và sai số này là các dấu hiệu không chỉ đối với các biến bị bỏ sót mà cả đối với những sai số trong phép đo các hệ số và những sai lệch hệ thống trong các biến ngoại sinh dự báo. Thí dụ, nếu những đặc tính gần đây của hệ thống khác với những đặc tính trên toàn mẫu và kỳ vọng rằng các đặc tính này sẽ tiếp tục trong thời kỳ dự báo, hoặc nêu các phần dư hay sai số dự báo thể hiện tương quan chuỗi dương hoặc kiểu chu kỳ thì thích hợp là sử dụng các phần dư gần đây hoặc các sai số dự báo để xây dựng các nhân tố bổ sung. Một cách tiếp cận như vậy sử dụng các nhân tố bổ sung theo cách: các giá trị tính toán được của các biến nội sinh tại các quan sát gần đây nhất, được điều chỉnh bởi các nhân tố bổ sung, giống như các giá trị quan sát. Một cách tiếp cận khác sử dụng các nhân tố bổ sung sao cho trung bình của một vài sai số dự báo gần nhất triệt tiêu.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm:
- Mô hình kinh tế lượng cho ta một cấu trúc hữu ích để xem xét các nhân tố khác nhau có thể, như các giá trị quá khứ của các biến dự báo, các giá trị của các biến liên quan và các nhân tố khác.
- Mô hình này đủ rộng để cho phép xử lý nhiều yếu tố tác động khác nhau, kể cả việc tổng hợp các nhân tố hệ thống và đánh giá khác nhau.
- Cho phép các dự báo có điều kiện trên các giá trị dự đoán của các biến ngoại sinh tương lai, các nhân tố bổ sung, các hệ số ước lượng và các giá trị hiện tại của biến nội sinh, do đó có thể phân tích tầm quan trọng tương đối của mỗi yếu tố này của dự báo kiểm định độ nhạy của dự báo trước những thay đổi trung mỗi yếu tố, đặc biệt khi có thêm số liệu mới.
- Mô hình dự báo kinh tế lượng có lịch sử tốt về độ chính xác so với các cách dự báo khác.
+ Nhược điểm:
- Mô hình này đòi hỏi người dự báo phải có trình độ nhất định và thu thập các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp một cách tương đối đầy đủ mới có thể dự báo được.
- Phương pháp này thực chất đã sử dụng kết hợp hai phương pháp trên trong mô hình kinh tế lượng để dự báo từng chỉ tiêu kinh tế nên chi phí khá cao, vì vậy chỉ nên áp dụng phương pháp này khi cần dự báo các chỉ tiêu chủ yếu.
4. Các phương pháp dự báo khác
Ngoài các phương pháp dự báo chủ yếu có thể vận dụng để dự báo báo cáo tài chính trên, thực tế để dự báo báo cáo tài chính, các nhà dự báo còn có thể dựa vào các phương pháp khác như: dựa vào mối quan hệ của các chỉ tiêu tài chính đặc trưng, dựa vào các hàm hồi qui, dựa vào thống kê kinh nghiệm... để dự báo một cách linh hoạt các chỉ tiêu cơ bản trong báo cáo tài chính.
Viết bình luận