Phương pháp dự báo dựa vào mối quan hệ của các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, người ta thường dùng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được thiết lập dựa trên mối quan hệ của các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Do vậy, để dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp, cũng có thể dựa vào một hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được coi là chuẩn, dùng nó để dự báo các chỉ tiêu chủ yếu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Phương pháp này áp dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt là việc hoạch định cơ cấu tài chính cho một doanh nghiệp mỏi được thành lập.

Phương pháp dự báo dựa vào mối quan hệ của các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp được sử dụng ở đây có thể là các tỷ số trung bình của ngành hoặc của doanh nghiệp cùng loại (doanh nghiệp này cùng tuổi, cùng quy mô, trong một vùng địa lý, thị trường có thể so sánh được), hoặc là tự xây dựng trên cơ sở mục tiêu kinh doanh. Điều kiện áp dụng phương pháp này là người lập dự báo phải hiểu nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố bên trong hoặc bên ngoài tác động đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Có thể mô tả phương pháp dự báo các chỉ tiêu chủ yếu trên các báo cáo tài chính dựa vào các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp qua một ví dụ sau đây

Ví dụ: Công ty D&K dự kiến đạt doanh thu 10 tỷ đồng và xây dựng các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp cho năm (N +1) như sau:

- Vòng quay toàn bộ vốn: 2,5 lần

- Hệ số nợ là 0,5

- Nợ ngắn hạn chiếm 20% trong tổng số nợ

- Hệ số thanh toán ngắn hạn 4,5 lần

- Hệ số thanh toán nhanh 1 lần

- Kỳ thu tiền trung bình: 18 ngày

Căn cứ vào số liệu chúng ta có thể xác định các khoản vốn và tài sản của năm N tương ứng với mức doanh thu 10 tỷ đồng như sau:

1-Vòng quay toàn bộ \(=\frac{\text { Doanh thu }}{\text { Vốn sản xuất bình quân }} = 2.5\)

Vốn sản xuất bình quân \(=\frac{\text { Doanh thu }}{2,5}=\frac{10 \text { tỷ }}{2,5}=4\) tỷ

2- Hệ số nợ \(=\frac{\text {Nợ phải trả }}{\text { Tổng vốn }} = 0.5\)

Vậy nợ phải trả = Tổng vốn x 0,5 = 4 tỷ x 0,5 = 2 tỷ

3- Nợ ngắn hạn = Tổng nợ phải trả x 20% = 2 tỷ x 20% = 0,4 tỳ

4- Nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

Vậy nợ dài hạn = Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn = 2 tỷ - 0,4 tỷ = 1,6 tỷ

5- Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn - Nợ phải trả = 4 tỷ - 2 tỷ = 2 tỷ

6- Hệ số thanh toán ngắn hạn \(=\frac{\text { Tài sản lưu động }}{\text { Nợ ngắn hạn }} = 4.5\)

Tài sản lưu động = Nợ ngắn hạn x 4,5 = 0,4 x 4,5 = 1,8 tỷ

7- Tổng tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định (giá trị còn lại)

Tài sản cố định (giá trị còn lại) = Tổng tài sản - Tài sản lưu động = 4 tỷ - 1,8 tỷ = 2,2 tỷ

Kỳ thu tiền trung bình \(=\frac{\text { Các khoản thu bq x }360}{\text {Doanh thu }} \times 18\) ngày

Các khoản phải thu bq \(=\frac{\text { Doanh thu x }18}{360}=\frac{10 \text { tỷ } \times 18}{360}=0,5\) tỷ

9- Hệ số thanh toán \(=\frac{\text { Tiền }}{\text { Nợ ngắn hạn }} = 1.5\)

Vậy vốn bằng tiền = Nợ ngắn hạn x 1,5 = 0,4 x 1,5 = 0,6 tỷ

10 - Tài sản lưu động = Vốn bằng tiền + Vốn vật tư hàng hóa + Các khoản phải thu

  Vốn vật tư hàng hóa = Tài sản lưu động + Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu

          = 1,8 tỷ - 0,6 tỷ - 0,5 tỷ - 0,7 tỷ

Căn cứ vào kết quả trôn ta có thể lập bảng cân đối kế toán dự báo cho công ty D&K năm N+l như sau:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY D&K NĂM N+1

               (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Tài sản

Tiền

Nguồn vốn

Tiền

A- Tài sản lưu động

1,8

A- Nợ phải trả

2

1. Vốn bằng tiền

0,6

1- Nợ ngắn hạn

0,4

2. Các khoản phải thu

0,5

2- Nợ dài hạn

1,6

3. Vốn vật tư hàng hóa

0,7

B- Tài sản cố định (Giá trị còn lại)

2,2

B- Vốn chủ sở hữu

2

Cộng tài sản

4

Cộng nguồn vốn

4

Bảng cân đối kế toán cho biết, công ty D&K muốn đạt doanh thu là 10 tỷ đồng trong năm N thì cần phải có một lượng tài sản và vốn là 4 tỷ và được phân chia thành các phần cụ thể như bảng cân đối tài sản trên.

Viết bình luận