Phương pháp Phân tích nhân tố trong Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Trên cơ sở mối quan hệ giữa chỉ tiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng hệ thống các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

nganh-kinh-te-phat-trien

1. Phương pháp Phân tích nhân tố

Là phương pháp được sử dụng để thiết lập công thức tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tổ ảnh hưởng. Trên cơ sở mối quan hệ giữa chỉ tiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng hệ thống các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Có nhiều phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thường được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp là:

Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

3. Phương pháp thay thế liên hoàn

Được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương. Nếu là phương trình tích thì các nhân tố được sắp xếp theo trình tự: cứ nhân tố số lượng đứng trước nhân tố chất lượng, trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu đứng trước nhân tố thứ yếu. Khi đó để xác định mức độ ảnh hướng của các nhân tố, ta tiến hành lần lượt thay thế số kỳ gốc của mối nhân tố bằng số thực tế của nhân tố đó (Nhân tố nào đã được thay thế mang giá trị thực tế từ đó còn những nhân tố khác giữ nguyên ở kỳ gốc); sau mỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lần thay thế ấy; chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế ngay trước nó là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.

Chú ý: Trong cả quá trình thay thế liên hoàn, trình tự sắp xếp các nhân tố không được đảo lộn.

Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích.

Ví dụ 1: Giả sử chỉ tiêu phân tích Q có quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng a, b, c thể hiện qua công thức: Q = a x b x c

Trong đó:

  • a là nhân tố số lượng chủ yếu;
  • b là nhân tố số lượng thứ yếu;
  • c là nhân tố chất lượng.

Như vậy, các nhân tố đã được sắp xếp từ số lượng đến chất lượng, từ chủ yếu đến thứ yếu

Nếu kí hiệu chỉ số 0; 1 thể hiện số kỳ gốc và số thực tế thì số kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích được xác định là: Q0= a0 x b0 x c0

Số thực tế được xác định là: Q1= a1 x b1 x c1

Đối tượng phân tích được xác định:

Q1- Q0= ΔQ = a1 x b1 x c1 - a0 x b0 x c0

Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c đến chỉ tiêu phân tích. Cụ thể:

Thay thế lần 1: thay thế nhân tố a được kết quả là: a1 x b0 x c0

Ảnh hưởng của nhân tố a được xác định theo công thức:

Δa = a1 x b0 x c0 - a0 x b0 x c0

Thay thế lần 2: thay thế nhân tố b được kết quả là: a1 x b1 x c0

Ảnh hưởng của nhân tố b được xác định theo công thức:

Δb = a1 x b1 x c0 - a1 x b0 x c0

Thay thế lần 3: thay thế nhân tố c được kết quả là: a1 x b1 x c1

Ảnh hưởng của nhân tố c được xác định theo công thức:

Δc = a1 x b1 x c1 - a1 x b1 x c0

Tổng hợp lại: Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đúng bằng đối tượng phân tích.

ΔQ = Δa + Δb + Δc

Ví dụ 2: Giả sử chỉ tiêu phân tích p có quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng a, b, c thể hiện qua công thức:

\(P = \frac{a}{b}\) x c

Trong đó:

  • a là nhân tố số lượng chủ yếu;
  • b là nhân tố số lượng thứ yếu;
  • c là nhân tố chất lượng.

Số kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích được xác định là:

\({P_0} = \frac{{{a_0}}}{{{b_0}}}\) x c0

Số thực tế của chỉ tiêu phân tích được xác định là:

\({P_1} = \frac{{{a_1}}}{{{b_1}}}\) x c1

Đối tượng phân tích được xác định:

Q1- Q0= ΔQ = \(\frac{{{a_1}}}{{{b_1}}}\) x c1 - \(\frac{{{a_0}}}{{{b_0}}}\) x c0

Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c đến chỉ tiêu phân tích. Cụ thể:

Thay thế lần 1: thay thế nhân tố a được kết quả là: \(\frac{{{a_1}}}{{{b_0}}}\) x c0

Ảnh hưởng của nhân tố a được xác định theo công thức:

Δa = \(\frac{{{a_1}}}{{{b_0}}}\) x c0 - \(\frac{{{a_0}}}{{{b_0}}}\) x c0

Thay thế lần 2: thay thế nhân tố b được kết quả là: \(\frac{{{a_1}}}{{{b_1}}}\) x c0

Ảnh hưởng của nhân tố b được xác định theo công thức:

Δb = \(\frac{{{a_1}}}{{{b_1}}}\) x c0 - \(\frac{{{a_1}}}{{{b_0}}}\) x c0

Thay thế lần 3: thay thế nhân tố c được kết quả là: \(\frac{{{a_1}}}{{{b_1}}}\) x c1

Ảnh hưởng của nhân tố c được xác định theo công thức:

Δc = \(\frac{{{a_1}}}{{{b_1}}}\) x c1 - \(\frac{{{a_1}}}{{{b_1}}}\) x c0

Tổng hợp lại: ΔP = Δa + Δb + Δc

4. Phương pháp số chênh lệch

Đây là hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn áp dụng khi nhân tố ảnh có quan hệ tích với chỉ tiêu phân tích, sử dụng phương pháp này, muốn xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, người ta lấy chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy, nhân với nhân tố đứng trước ở thực tế, nhân tố đứng sau ở kỳ gốc trên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố.

Ví dụ: Cũng chỉ tiêu phân tích Q ở ví dụ 1 dùng phương pháp số chênh lệch xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau:

Ảnh hưởng của nhân tố a được xác định theo công thức:

Δa = (a1 - a0) x b0 x c0

Ảnh hưởng của nhân tố b được xác định theo công thức:

Δb = a1 x (b1 - b0) x c0

Ảnh hưởng của nhân tố c được xác định theo công thức:

Δc = a1 x b1 x c1 - a1 x b1 x c0

Tổng hợp lại: ΔQ = Δa + Δb + Δc

5. Phương pháp cân đối

Đây là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hướng của các nhân tố nội chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích.

Ví dụ: Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích M với các nhân tố ảnh hưởng a, b, c thể hiện qua công thức:

M = a + b - c

Chênh lệch M1 - M0 = ΔM là đối tượng phân tích.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được xác định như sau:

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Δa = (a1- a0)

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Δb = (b1- b0)

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Δc = (c1 - c0)

Tổng hợp lại: ΔM = Δa + Δb + Δc

6. Phương pháp Phân tích tính chất của các nhân tố

Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánh giá và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện các quyết định cần tiến hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Việc phân tích được thực hiện thông qua chỉ rõ và giải quyết các vấn đề như: chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, phương pháp đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thời xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu, xem xét.

Viết bình luận