Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đối với các nhà quản trị, khi phân tích kết quả kinh doanh cần thu thập thêm thông tin để có thể phân tích lợi nhuận gộp theo công thức:

Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận gộp vê bán hàng và cung cấp dịch vụ

$$ \mathrm{LG}=\sum_{i=1}^n \mathrm{SI}_i \times \mathrm{lg}_i $$

Ngoài ra, đối với các nhà quản trị, khi phân tích kết quả kinh doanh cần thu thập thêm thông tin để có thể phân tích lợi nhuận gộp theo công thức:

$$ \mathrm{LG}=\sum_{i=1}^n \mathrm{SI}_i \times \mathrm{lg}_{\mathrm{i}} $$

Trong đó:

  • LG: là Tổng lợi nhuận bán hàng;
  • Sli: là số lượng tiêu thụ sản phẩm I;
  • lgi: là lợi nhuận gộp đơn vị sản phẩm i; lgi = gi - gvi
  • gi: Giá bán đơn vị sản phẩm i;
  • gvi: Giá vốn đơn vị sản phẩm i.

Bằng việc so sánh giữa thực tế với kỳ gốc đồng thời sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp với phương pháp cân đối xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng lợi nhuận theo công thức:

Chênh lệch lợi nhuận giữa thực tế với kỳ gốc.

LG1 - LG0 = ΔLG là do ảnh hưởng của các nhân tố.

1. Do sản lượng tiêu thụ thay đổi:

Δsl = LGo x \(\frac{{\sum\limits_{i = 1}^n {S{L_{li}}x goi} }}{{\sum\limits_{i = 1}^n {S{L_{0i}}x goi} }}\) - LGo

2. Do kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi:

Δkc = \(\sum\limits_{i = 1}^n {S{L_{li}}} \) x \({\lg _{0i}} - LGo\) x \(\frac{{\sum\limits_{i = 1}^n {S{L_{li}}x goi} }}{{\sum\limits_{i = 1}^n {S{L_{0i}}x goi} }}\)

3. Do giá bán đơn vị thay đổi:

$$ \Delta g=\sum_{i=1}^n SL_{l i} \times\left(g_{l i}-g_{o i}\right) $$

4. Do giá vốn đơn vị thay đổi:

$$ \Delta g v=-\sum_{i=1}^n SL_{l i} \times\left(\mathrm{gv}_{l i}-\mathrm{gv}_{0 \mathrm{i}}\right) $$

Tổng hợp lại: ΔLG =Δsl + Δkc + Δg + Δgv

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: là việc xem xét, xác định cụ thể sự tác động của nhân tố đến kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Xem xét những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của từng nhân tố, đặc biệt phải xác định những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào dẫn đến sự thay đổi đó. Có như vậy mới đề ra biện pháp nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Khi phân tích kết quả kinh doanh, để có đánh giá đầy đủ và khách quan cần kết hợp so sánh với cùng kỳ năm trước để tránh ảnh hưởng của tính chất mùa vụ.

Ví dụ: Giả sử công ty ABC có thêm tài liệu về tình hình tiêu thụ 2 loại sản phẩm như sau:

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tên sản phẩm

Kỳ trước

Kỳ này

Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán

A

5080000

4800000

5200000

4800000

B

8640000

8640000

14100000

13400000

Cộng

13720000

13000000

19300000

18200000

Kỳ trước tiêu thụ sản phẩm A: 2000sp; sản phẩm B: 4000sp

Kỳ này tiêu thụ sản phẩm A: 2000sp; sản phẩm B: 5000sp.

Với tài liệu như trên, trước hết ta xử lý và tính toán số liệu theo bảng sau:

Sản phẩm

Kỳ trước

Kỳ này

Số lượng

Đơn giá

Góp vốn đơn vị

Gộp đơn vị

LG

Số lượng

Đơn giá

Góp vốn đơn vị

Gộp đơn vị

LG

A

2000

2540

2400

140

280000

2000

2600

2400

200

400000

B

4000

2160

2050

110

440000

5000

2820

2680

140

700000

Sau đó xác định đối tượng phân tích và tính toán, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

LG0= (2000x140) + (4000x110) = 720.000;

LG1= (2000x200) + (5000x140) =1.100.000;

LG1-LG0 = ΔLG =1.100.0Ọ0 - 720.000 = +380.000.

Tổng lợi nhuận gộp tang 380 triện là do ảnh hưởng của các nhân tố:

1. Do sản lượng tiêu thụ thay đổi:

Δsl = 720000 x \(\frac{{(2000 \times 2540) + (5000 \times 2160)}}{{(2000 \times 2540) + (4000 \times 2160)}}\) - 720000

  = 833352,77 - 720000

  = + 113352,77

2. Do kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi:

Δkc = [(2000 x 140)+(5000 x 110)] - 833.352,77 = -3.352,77

3. Do giá bán đơn vị thay đổi:

Δg = [2000 x (2600-2540)+5000 x (2820-2160)] = +3.420.000

4. Do giá vốn đơn vị thay đổi:

Δgv = - [2000 x (2400-2400)+5000 x (2680-2050)]= -3.150.000

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đúng bằng chênh lệch của tổng lợi nhuận bán hàng:

+380.000=113.352,77-3.352,77+3.420.0000-3.150.000

Số liệu và kết quả tính toán ở trên cho thấy một số điểm cơ bản sau đây:

Tổng lợi nhuận gộp kỳ này so với kỳ trước tăng 380 triệu đồng, với tỷ lệ tảng 52,78% là rất lớn. Kết quả đó có được nhờ số lượng sản phẩm B tiêu thụ tăng lên nhiều, giá bán các loại sản phẩm đều tàng và được thị trường chấp nhận. Tài liệu cho thấy chi phí bán hàng và già vôh đơn vị hàng bán tăng làm lợi nhuận giảm nhưng số giảm này nhỏ hơn số tăng lên của lợi nhuận do sản lượng bán ra và giá bán đơn vị. Khả năng doanh nghiệp đã cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng chi phí bán hàng để đẩy mạnh tiêu thụ tăng uy tín và mở rộng thị trường từ đó tìm kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Điều đó, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Khi phân tích kết quả kinh doanh cũng cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để có đánh giá khách quan hơn đặc biệt cần chú ý đến lượng hàng hoá thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Ở công ty ABC, Bảng cân đối kế toán cho thấy lượng hàng hoá thành phẩm tồn kho cuối kỳ giảm so với đầu năm thể hiện công tác bán hàng có nhiều tiến bộ.

Viết bình luận