Phương pháp xác định rủi ro
Rủi ro là sự không chắc chắn, là sự bất ổn của kết quả. Do vậy, ta có thể định nghĩa: Rủi ro là sự sai biệt giữa lợi nhuận (suất sinh lời) thực tế so với lợi nhuận (suất sinh lời) kỳ vọng.
Để đo lường rủi ro, người ta dùng phân phối xác suất với hai tham số đo lường là giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn.
- Giá trị kỳ vọng: Còn gọi là giá trị bình quân gia quyền của các giá trị khác nhau, chiếm tỷ trọng khác nhau trong một tập hợp quan sát.
E(R) = \(\sum\limits_{i = 1}^n {_{}} \)Ri x Pi
Trong đó: E(R) là giá trị kỳ vọng
- Ri là giá trị ứng với khả năng i
- Pi là xác suất xảy ra khả năng i
Ví dụ:
Suất sinh lời (Ri) |
Xác suất (Pi) |
Các tình huống xảy ra |
5% |
0,2 |
Xấu |
7% |
0,5 |
Trung bình |
10% |
0,3 |
Thuận lợi |
Suất sinh lời kỳ vọng, theo ví dụ trên là:
E(R) = \(\sum\limits_{i = 1}^n {_{}} \)Ri x Pi = 5% x 0,2 + 7% x 0,5 + 10,0% x 0,3 = 7,5%
- Độ lệch chuẩn
Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa giá trị thực tế ứng với từng trường hợp so với giá trị kỳ vọng, người ta dùng độ lệch chuẩn (δ). Độ lệch chuẩn đo lường sự khác biệt phân phối giá trị ứng với từng khả năng so với giá trị trung bình của nó.
Độ lệch chuẩn (δ) được xác định:
δ = \(\sqrt {\sum\limits_{i = 1}^n {{{({R_i} - E(R))}^2} x {P_i}} } \)
Theo ví dụ trên ta có:
δ = \(\sqrt {{{({\text{5% - 7,5% )}}}^{\text{2}}}{\text{ x 0,2 + (7,0% - 7,5% }}{{\text{)}}^{\text{2}}}{\text{ x 0,5 + (l 0,0% - 7,5% }}{{\text{)}}^2}{\text{ x 0,3}}} \)
δ = \(\sqrt {{\text{ 12,75% }}} \) = 3,57%
Độ lệch chuẩn thường chịu ảnh hưởng của quy mô chuỗi. Do đó. để chuẩn hóa, người ta lấy độ lệch chuẩn chia cho giá trị trung bình của chuỗi biến sò được dùng để nghiên cứu, gọi là hệ số biến thiên.
- Hệ số biến thiên
Hệ số biến thiên là tỷ số so sánh giữa độ lệch chuẩn và giá trị kỳ vọng.
Độ lệch chuẩn (so với giá trị trung bình) càng cao thì hệ số biến thiên càng cao và rủi ro càng cao.
CV = \(\frac{δ}{{E(R)}}\)
Trong đó: CV : là hệ số biến thiên
Theo ví dụ trên: CV = \(\frac{δ}{{E(R)}}\) = \(\frac{{3,75\% }}{{7,5\% }}\) = 0,476
Sử dụng hệ số biến thiên là vì độ lệch chuẩn đói khi cho chúng ta những kết luận không chính xác, khi so sánh rủi ro của các doanh nghiệp không cùng quy mô giá trị kỳ vọng.
Ví dụ: Có hai doanh nghiệp X và Y
Doanh nghiệp |
Suất sinh lời kỳ vọng |
Độ lệch chuẩn |
Hệ số biến thiên |
X |
7,5% |
1,95% |
0,26 |
Y |
15% |
2,4% |
0,16 |
Nếu căn cứ vào độ lệch chuẩn, ta có thể kết luận: Rủi ro của doanh nghiệp Y cao hơn doanh nghiệp X vì doanh nghiệp Y có độ lệch chuẩn cao hơn. Đi sâu nghiên cứu ta thấy: Doanh nghiệp Y có quy mô lợi nhuận kỳ vọng là 10 triệu đồng, lệch 2,4% nhỏ hơn so với lệch 1,95% với quy mô lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp X là 500 triệu đồng và như vậy rủi ro của doanh nghiệp X cao hơn doanh nghiệp Y (Hệ số biến thiên doanh nghiệp X (0,26) cao hơn hệ số biến thiên doanh nghiệp Y (0,16)
Viết bình luận