Phân tích chính sách phân phối lợi nhuận

Phân phối lợi nhuận sẽ làm giảm lượng tiền của doanh nghiệp mà đáng lẽ được đưa vào các công việc có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn. Chính sách phân phối lợi nhuận cao có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và sự gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Phân tích chính sách phân phối lợi nhuận

Đưa ra chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý, tối ưu các số liệu về phần lãi đem chia, phần lãi không chia và sự chênh lệch giữa mức sinh lợi của đầu tư với tỷ suất chiết khấu của thị trường là vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm và chú ý. Khi mức sinh lợi của đầu tư lớn hơn tỷ suất chiết khấu của thị trường thì việc chia lãi không có lợi bằng việc giữ lại để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và điều đó sẽ gia tăng tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chủ sở hữu sẽ có lợi hơn khi chuyển lợi nhuận của họ thành vốn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bất luận trong trường hợp nào dù lợi nhuận cao hay thấp, chủ sở hữu vốn vẫn chấp nhận rủi ro và quan điểm của các chủ sở hữu cũng không hoàn toàn đồng nhất. Các chủ nợ tiềm tàng, nhà cung cấp, và công chúng đầu tư thường đánh giá cao các doanh nghiệp có chính sách phân phối lợi nhuận một cách hợp lý.

Tác động của chính sách phân phối lợi nhuận đối với triển vọng phát triển của doanh nghiệp có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:

Sơ đồ chính sách phân phối lợi nhuận

Sơ đồ cho thấy chính sách phân phối lợi nhuận ưu tiên cho lợi nhuận giữ lại sẽ làm gia tăng vốn của chủ sở hữu. Đây là phần vốn chủ gia tăng để gia tăng mức độ độc lập về tài chính, trên cơ sở đó mở rộng sản xuất kinh doanh hy vọng lợi nhuận trong tương lai sẽ cao hơn, điều đó góp phần tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp. Sự gia tăng vốn chủ để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng là một trong những vấn đề được xem xét trong đánh giá và quản lý tăng trưởng của doanh nghiệp.

Để phân tích, trước hết cần tìm hiểu xem doanh nghiệp phân phối lợi nhuận để lại theo tỷ lệ cố định, mức chia ổn định hay có ưu tiên cho chính sách đầu tư, đánh giá chính sách phân phối lợi nhuận có đảm bảo các ràng buộc cần thiết hay không (Tức là đánh giá chủ trương của doanh nghiệp trong việc phân phối lợi nhuận). Cần xác định rõ chính sách phân phối lợi nhuận là chính sách lợi nhuận giữ lại, chính sách ổn định tiền mặt. Tiếp theo, cần tiến hành phân tích đánh giá các ràng buộc, hạn chế cơ chế phân phối. Các ràng buộc cần phải xem xét là: ràng buộc luật pháp, ràng buộc hợp đồng, ràng buộc bởi chính sách thuế, ràng buộc về khả năng thanh toán, ràng buộc bởi cấu trúc và tâm lý các chủ sở hữu... Ngoài ra, cần tiến hành so sánh các tỷ lệ phân phối thu nhập kế hoạch dự kiến vỏi công bố chính thức về tỷ lệ phân phối thu nhập. Đồng thòi xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp và sự tuân thủ các quy định về luật pháp. Chẳng hạn: không thể dùng vốn để chi trả cổ tức; lợi nhuận được phân phối là căn cứ vào lợi nhuận thuần hiện tại và quá khứ không phân phối lợi nhuận dự tính, phân phối lợi nhuận không được để ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, phân phối lợi nhuận cần để ý đến triển vọng tăng trưởng, tốc độ lạm phát.

Viết bình luận