Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp luôn đặt ra câu hỏi: liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không? Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh với khả năng chi trả ra sao? Tình hình thanh toán của doanh nghiệp như thế nào? Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn để ý đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị sẵn các nguồn thanh toán chúng. Nếu không, các chủ nợ, căn cứ vào luật phá sản có thể yêu cầu doanh nghiệp tuyên bố phá sản nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn.

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Trong kinh doanh, việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp v.v... Điều làm các nhà quản trị doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ dây dưa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Để nhận biết điều đó cần phân tích tình hình công nợ để thấy được tính chất hợp lý của các khoản công nợ. Xét về tổng thể, trong mối quan hệ giữa các khoản công nợ phải thu và các khoản công nợ phải trả thì nếu các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải trả khi đó doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu các khoản công nợ phải thu nhỏ hơn các khoản công nợ phải trả thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là điều bình thường, song nhất thiết phải xét tính chất hợp lý của từng khoản công nợ để có giải pháp quản lý phù hợp tránh hiện tượng dây dưa, lòng vòng khó đòi.

Để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, trước hết người ta lập bảng phân tích tình hình công nợ sau đó tính toán, xác định và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

Bảng phân tích tình hình công nợ có kết cấu cụ thể như sau:

Bảng phân tích tình hình công nợ:

Chỉ tiêu

Đầu năm

Cuối kỳ

Chênh lệch

Số tiền

Tỷ lệ

1

2

3

4 = 3-2

5 = 4/2*100

Các khoản phải thu

I. Phải thu ngắn hạn

1. Phải thu của khách hàng

2. Trả trước cho người bán

3. Phải thu tạm ứng

4. Phải thu khác

5. Dự phòng phải thu khó đòi...

II. Phải thu dài hạn…

Các khoản phải trả

I. Phải trả ngắn hạn

1. Phải trả người bán

2. Thuế và các khoản phải nộp

3. Phải trả người lao động

4. Các khoản phải trả khác...

II. Phải trả dài hạn…

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán gồm:

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát) \(=\frac{\text { Tổng giá trị tài sản }}{\text { Tổng nợ phải thanh toán }}\)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay.

2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = \(\frac{\text { Tài sản ngắn hạn }}{\text { Tổng nợ ngắn hạn }}\)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm).

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = \(\frac{\text { Tiền và tương đương tiền }}{\text { Tổng nợ ngắn hạn }}\)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu các chủ nợ ngắn hạn quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngày các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên cũng cần chú ý ràng không phải các khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán ngay tại thời điểm phân tích. Nhưng nếu có những khoản nợ đến và quá hạn thì cần xem tại sao doanh nghiệp để phát sinh những khoản nợ quá hạn nhất là khi doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhanh.

4. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn \(=\frac{\begin{array}{c}\text { Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành } \\ \text { bằng vốn vay hoặc nợ dài hạn }\end{array}}{\text { Tổng nợ dài hạn }}\)

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của đơn vị bằng giá trị còn lại của tài sản cố định.

5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay \(=\frac{\text { Lợi nhuận trước thuế }}{\text { Lãi vay phải trả }}\)

Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán lãi vay thể hiện khả năng thanh toán các khoản lãi vay trong kỳ bằng lợi nhuận do sử dụng tiền vay.

6. Số vòng thu hồi nợ \(=\frac{\text { Doanh thu thuần }}{\text { Số dư bình quân các khoản phải thu }}\)

Số vòng thu hồi nợ phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu. Chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Nếu số vòng thu hồi nợ càng lớn thì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn và ngược lại.

7. Thời hạn thu hồi nợ bình quân = \(\frac{\text { Số ngày trong kỳ }}{\text { Số vòng thu hồi nợ }}\)

8. Hệ số các khoản phải thu = \(\frac{\text { Các khoản phải thu }}{\text { Tổng tài sản }}\)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

9. Hệ số các khoản phải trả = \(\frac{\text { Các khoản phải trả }}{\text { Tổng tài sản }}\)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn

Để đánh giá tình hình và khả năng thanh toán, tiến hành so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về từng chỉ tiêu, kết hợp với việc xem xét mức độ biến động của các khoản phải thu, phải trả, tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn mà chưa đòi được, chưa trả được, những khoản tranh chấp, mất khả năng thanh toán.

Khi phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần chú ý đến khả năng tạo tiền, sự tăng trưởng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự gia tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong nhiều trường hợp, đây là nguồn gốc của những khó khăn về khả năng thanh toán. Mà áp lực từ các khoản phải trả đến hạn, làm cho nhu cầu tiền của doanh nghiệp căng thẳng hơn. Kết quả khả năng thanh toán trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp chứ không chỉ lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, cũng cần kết hợp tính toán, xem xét các chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập, phụ thuộc về tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu

Cách xác minh

Ý nghĩa kinh tế

1. Hệ số nợ

Nợ phải trả

Phản ánh mức độ phụ thuộc tài chính

Tổng tài sản

2. Hệ số tự chủ tài chính

Nguồn vốn chủ sở hữu

Phản ánh mức độ độc lập tài chính

Tổng tài sản

3. Hệ số nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn
--------------------------
Tài sản ngắn hạn

Phản ánh cách thức tài trợ của Tài sản ngắn hạn

4. Cấu trúc vốn dài hạn

Nợ dài hạn

Phản ánh cấu trúc vốn thường xuyên ở doanh nghiệp

Nguồn vốn chủ sở hữu

Ví dụ: Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và các tài liệu liên quan của công ty ABC ta lập bảng phân tích sau: (trang bèn)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Số cuối kỳ

Tăng, giảm

Tổng số tiền tranh chấp, mất khả năng thanh toán

Số tiền

Quá hạn

Số tiền

Quá hạn

Số tiền

Quá hạn

I. Các khoản phải thu

2140

1560

-580

1. Phải thu từ KH

1700

1000

-700

2. Trả trước cho người bán

100

120

+20

3. Phải thu nội bộ

150

100

-50

4. Phải thu khác

200

400

+200

5. Tạm ứng

60

40

-20

6. Dự phòng phải thu khó đòi

70

100

+30

II. Công nợ phải trả

4320

3730

-590

1. Phải trả người bán

1750

1700

-50

2. Người mua trả tiền trưốc

100

50

-50

3. Phải trả công nhân viên

50

40

-10

4. Thuế các khoản phải nộp

150

100

-50

5. Phải trả nội bộ

150

120

-30

6. Vay ngắn hạn

1900

1570

-330

7. Phải trả khác

220

150

-70

Bảng phân tích trên cho thấy: Cuối kỳ so với đầu năm, công nợ phải thu và công nợ phải trả đều giảm cụ thể: công nợ phải thu giảm 580 triệu đồng, công nợ phải trả giảm 590 triệu đồng. Đặc biệt, không có các khoản công nợ quá hạn thanh toán. Điều đó thể hiện công ty đã chú ý đến công tác thu hồi và thanh toán các khoản nợ nần. Các khoản phải thu giảm chủ yếu là giảm các khoản phải thu từ khách hàng điều này có thể do doanh nghiệp làm tốt công tác thu hồi nợ tuy nhiên cùng cần tìm hiểu có phải do công ty thu hẹp phạm vi cung cấp tín dụng cho khách hàng hay không vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các khoản phải trả đều giảm nó thể hiện công ty đã chấp hành tốt kỷ luật thanh toán nhất là vay ngắn hạn giảm nhiều chứng tỏ công ty đã chú ý đến giảm những khoản nợ vay phải trả lãi suất điều đó làm tăng lợi ích cho doanh nghiệp.

Không kể khoản vay ngắn hạn thì công nợ phải trả cuối kỳ là 2160 (3730-1570) vẫn lớn hơn công nợ phải thu chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn nhiều hơn phần bị chiếm dụng vốn, trong khi tất cả đều chưa quá hạn là điều hợp lý.

Về khả năng thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:

+ Đầu năm = \(\frac{{27850}}{{7650}}\) = 3,64

+ Cuối kỳ = \(\frac{{28980}}{{6780}}\) = 4,27

Cuối kỳ hệ số khả năng thanh toán hiện hành tăng 0,63

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

+ Đầu năm = \(\frac{{16200}}{{4420}}\) = 3,67

+ Cuối kỳ = \(\frac{{16190}}{{3880}}\) = 4,17

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối kỳ tăng 0,4 so với thời điểm đầu năm

Như vậy, các hệ số khả năng thanh toán cuối kỳ so với đầu năm đều cao và tăng lên, thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh cuối kỳ là (5050+3100)/3880=2,1 gấp 2,1 lần số dư nợ ngắn hạn cuối kỳ. Chứng tỏ doanh nghiệp dữ trừ tiền quá cao.

Viết bình luận