Đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp

Ngày nay, rất nhiều người xem tăng trưởng như là tối đa hoá lợi nhuận có khi còn quan trọng hơn bởi khi doanh nghiệp có tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng gia tăng và gia tăng thị phần thì lợi nhuận của công ty tăng lên nhanh chóng. Vì thế, tăng trưởng phân tích tăng trưởng là vấn để cần được đặc biệt quan tâm khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy không phải chỉ có doanh nghiệp suy thoái bị phá sản, mà có nhiều doanh nghiệp bị phá sản bởi tăng trưởng quá nhanh, một số khác thì tăng trưởng quá chậm. Việc quản lý để đạt được sự tăng trưởng đúng mức và bền vững là mục tiêu theo đuổi nếu muốn tối đa hoá lợi nhuận.

Đánh giá khả năng tăng trưởng

Với mỗi doanh nghiệp khác nhau, vấn đề tăng trưởng được đặt ra theo những tiêu chuẩn khác nhau:

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi phát triển để bù đắp cho việc tăng chi phí phải chú ý hạn chế tốc độ tăng trưởng quá nhanh. Bởi vì, trong trường hợp này, thường huy động đến nguồn tài trợ từ bên ngoài quá nhiều, dẫn đến có thể làm mất quyền kiểm soát của doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp lớn, có thể dựa vào nguồn tài trợ từ bên ngoài để đảm bảo cho tăng trưởng. Các doanh nghiệp này cần đảm bảo sự ổn định, cân bằng giữa nguồn vốn chủ sở hữu với các khoản nợ phải trả để giảm mạo hiểm về tài chính. Tăng trưởng chỉ được coi là cân bằng khi doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao phối hợp với tác động hệ số nợ mang giá trị dương.

Đánh giá chính xác khả năng tăng trưởng, giúp cho việc tính toán khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, là vấn để có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với chủ doanh nghiệp, mà kể cả các nhà đầu tư. Song, khi xem xét vấn đề này phải hết sức thận trọng vì tăng trưởng không phải luôn ổn định. Trong những hoàn cảnh nhất định, tăng trưởng có thể mang tính nhảy vọt và sau thời kỳ tăng tốc có thể là thời kỳ suy thoái. Để thấy rõ khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, cần dựa vào sự phân loại theo những tiêu thức dưới đây:

1. Tăng trưởng cân bằng

Tăng trưởng cân bằng được xác định trên cơ sở:

+ Tỷ lệ tăng danh nghĩa của giá trị gia tăng phải cao hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát.

+ Mức sử dụng nợ cùng phải cân đối, chi phí tài chính không vượt quá một tỷ lệ nào đó so với doanh thu thuần.

+ Số dư lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ phải đủ trang trải cho các khoản:

- Rủi ro thực do lỗ hoặc chi phí

- Mức tăng của nhu cầu vốn lưu động

- Nguồn ngân quỹ cần thiết để tài trợ cho tăng trưởng

- Giá trị khấu hao tăng thêm

Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng mức tăng vốn kinh doanh bằng tiền hơn là thặng dư gộp kinh doanh, thì mức tăng vốn bằng tiền này phải đủ bù đắp cho các khoản đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong suốt chu kì đầu tư.

2. Tăng trưởng quá nhanh

Tăng trưởng quá nhanh

Đây là hiện tượng thường xảy ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đang có nhu cầu cao trên thị trường. Nhu cầu mở rộng sản xuất và doanh thu tăng nhanh, đồng thời tồn kho dự trữ và các khoản bán chịu cho khách hàng có xu hướng tăng nhanh hơn doanh thu. Trong trường hợp này, nhu cầu về vốn lưu động tăng dần, đến một lúc nào đó doanh nghiệp sẽ không đủ sức để tài trợ cho nhu cầu của chính mình, tiếp đó là những khó khăn trầm trọng về vốn bằng tiền sẽ xảy ra.

3. Tăng trưởng không kiềm chế được

Trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, nhu cầu về mọi mặt của doanh nghiệp đều tăng. Biết trước được tính liên tục của tăng trưởng, nhiều khoản đầu tư có thể được tài trợ bằng nguồn từ bên ngoài. Song, do sự tác động của quan hệ cung cầu, có lúc nhu cầu thị trường bị chững lại. khi đó năng lực sản xuất trở nên dư thừa, làm cho chi phí cố định cao, điểm hoà vốn tăng, lúc này doanh nghiệp sẽ ở trong tình trạng rất mạo hiểm.

4. Tăng trưởng trong hi vọng

Mặc dù khả năng sinh lời thấp, nhưng một số doanh nghiệp vẫn quyết định đầu tư lớn với hi vọng sẽ có được khả năng sinh lời tốt hơn. Thực ra, đây là tham vọng mang tính mạo hiểm cao, khiến doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng mất cân đối giữa khả năng tự tài trợ nhỏ vối đầu tư lớn bằng nguồn kinh phí vay mượn.

5. Tăng trưởng chu kì

Trong thực tế có một số doanh nghiệp tăng trưởng theo chu kỳ. Một mặt, do có sự bảo hộ của Chính phủ, mặt khác do thị hiếu của người tiêu dùng nôn những doanh nghiệp thuộc nhóm này (Lắp ráp ô tô, xe máy, điện thoại di động,...) trong một vài năm mức tăng trưởng có thể cao, khả năng sinh lời lớn, thời gian kế tiếp sau đó tỷ lệ tăng trưởng và khả năng sinh lòi sẽ giảm dần. Trong quản lý cùng như đánh giá doanh nghiệp không nên coi nhẹ đặc điểm này. Không nên quyết định đầu tư khi mới chỉ xem xét khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp trong những năm thịnh vượng, mà chưa tính đến khả năng có thể suy thoái trong những năm sau đó. Sự thận trọng này là cần thiết, giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro.

6. Tăng trưởng thấp

Các doanh nghiệp mà khả năng sinh lời thấp, không có khả năng đầu tư đổi múi công nghệ, không có những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, thì chắc chắn không thể tồn tại được bởi áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng loại hình mà họ có khả năng sinh lời cao hơn.

7. Tăng trưởng bị chậm lại

Khả năng tăng trưởng chậm lại, được biểu hiện ở việc giảm đầu tư, giảm doanh thu. Mức tăng trưởng bị chậm lại có thể do sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, cũng có thể do khả năng sinh lời thấp không đủ khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, hoặc do áp lực cạnh tranh của các đối thủ.

Trong trường hợp này, nguồn nội lực bị suy giảm, muốn tăng trưởng doanh nghiệp phải tìm cách dựa vào nguồn tài trợ từ bên ngoài.

Phân tích, đánh giá tăng trưởng được bắt đầu từ việc nghiên cứu. xác định được tốc độ tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Đây là tốc độ tăng :trưởng tối đa trong sự phù hợp với tốc độ tăng doanh số mà vẫn không làm cạn kiệt nguồn nội lực tài chính của doanh nghiệp. Tiếp theo tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng mục tiêu với tốc độ tăng trưởng bền vững đồng thời nghiên cứu, xem xét các tình huống đặt ra cho các nhà quản trị một khi tốc độ tăng trưởng mục tiêu vượt quá tốc độ tăng trưởng bền vững hay ngược lại nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bền vững.

Trước hết hãy giả định rằng: 1. Trong điều kiện thị trường cho phép, mọi doanh nghiệp đều muôn tăng trưởng càng nhanh càng tốt; 2. Doanh nghiệp không thể hoặc không muốn tăng vốn chủ bằng cách gọi thêm vốn và phát hành cổ phiếu; 3. Doanh nghiệp muốn duy trì một chính sách tài chính mà công ty cần phải đạt được.

Tình hình tài chính của một Doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh có thể biểu diễn qua hình sau:

Hình 1. Sơ đồ về sự gia tăng của doanh thu đòi hỏi sự gia tăng của nợ vay và giữ lại lợi nhuận

Sơ đồ về sự gia tăng doanh thu

BCĐKT của doanh nghiệp được trình bày làm 2 cột: Tài sản và nguồn vốn. Phần dưới là Tài sản và nguồn vốn ở thời điểm đầu năm (bằng nhau). Công ty muốn gia tăng doanh thu cần phải gia tăng tài sản như khối lượng sản xuất, hàng tồn kho, các khoản phải thu. Do công ty không thể bỏ thêm vốn chủ như giả định nên nguồn tài trợ cho sự gia tăng của tài sản là lợi nhuận giữ lại và tăng thêm nợ vay.

Vấn để cần xác định là tốc độ giới hạn mà doanh nghiệp có thể tăng doanh thu đó chính là tốc độ tăng trưởng bền vững (ký hiệu là Tbv)

Ta biết rằng: vốn chủ sở hữu (bằng thu nhập giữ lại) và nợ vay tăng theo một tỷ lệ thì cấu trúc tài chính không thay đổi. Như vậy thì tỷ lệ tăng vốn chủ và nợ vay quyết định tỷ lệ gia tăng tài sản mà tỷ lệ gia tăng tài sản giới hạn tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu. Do đó:

\(\mathrm{Tbv}=\frac{\text { Thay đổi vốn chủ sở hữu }}{\text { Vốn chủ sở hữu đầu kỳ }}=\frac{\text { Thu nhập giữ lại }}{\text { Vốn chủ sở hữu đầu kỳ }}\)

Công thức này có thể biểu diễn dưới dạng:

Công thức biểu diễn

Trong đó: Tbv: tỷ lệ tăng trưởng bền vững

  • TN: thu nhập giữ lại
  • LN: lợi nhuận sau thuế
  • DT: Doanh thu thuần
  • TS: tổng tài sản bình quân; VC: vốn chủ sở hữu

Trong công thức trên:

  • (1) là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.
  • (2) Hệ số lãi thuần;
  • (3) Hệ số quay vòng tài sản;
  • (4) Hệ số tài sản

Phương trình trên cho thấy: (1) và (4) túc là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và đòn bẩy tài chính phản ánh chính sách tài chính, các hệ số còn lại phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Trong đó: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại phản ánh thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc phân chia lợi nhuận, đòn bẩy tài chính cho biết chính sách của doanh nghiệp trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tbv phụ thuộc vào 4 nhân tố; Nếu một trong 4 hệ số trên thay đổi thì Tbv cũng sẽ thay đổi theo. Điều đó nói lên rằng: muốn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với tỷ lệ tăng trưởng bền vùng đã xác định thì tốt nhất là tác động vào (2) và (3) tức là cải thiện tình hình hoạt động nếu không phải chuẩn bị phương án thay đổi chính sách tài chính.

Một cách triển khai Tbv khác:

Triển khai Tbv khác

2 bộ phận đầu cho thấy chính sách tài chính của Doanh nghiệp

(3) là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (khả năng sinh lời của tài sản)

Cách biểu diễn này cho thấy: với chính sách tài chính ổn định cho trước, tốc độ tăng trưởng bền vững thay đổi tuyến tính với khả năng sinh lời của tài sản. Hình 2 phác hoạ mối quan hệ này. Đường biểu diễn mối quan hệ này có thể gọi là đường “tăng trưởng cân bằng”. Gọi là cân bằng bởi lẽ doanh nghiệp chỉ có thể tài trợ nếu các điểm biểu diễn tăng trưởng doanh thu và khả năng sinh lời của tài sản đều nằm trên đường này. Ngoài ra sẽ dẫn đến thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt.

Như vậy, nếu tăng trưởng quá nhanh mà múc lợi nhuận có hạn thì công ty nằm vùng thiếu tiền và ngược lại trong vùng thừa tiền.

Hình 2: mối quan hệ giữa tăng trưởng bền vững và khả năng sinh lời

Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản

Nếu doanh nghiệp rơi vào sự tăng trưởng không cân bằng có thể điều chỉnh, tác động đến 1 trong 3 nhân tố là: tốc độ tăng trưởng, chính sách tài chính, tỷ suất lợi nhuận. Khi đó đường tăng trưởng cân bằng sẽ dịch chuyển và sự cân bằng mỏi được thiết lập. Tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn bệ phận cần tác động.

Trường hợp tăng trưởng thực tế lớn hơn tốc độ tăng trưởng bền vững: trước tiên là xem xét tình hình này kéo dài bao lâu. Nếu tốc độ này có thể giảm xuống trong tương lai gần do doanh nghiệp đã đạt mức bão hoà thì điều đó có nghĩa là tốc độ tăng trưởng nhanh chỉ là tạm thời, do đó có thể giải quyết bằng việc vay mượn thêm. Khi tốc độ tăng trưởng thực tế giảm xuống nhỏ hơn hoặc bằng tảng trưởng bền vững, lúc đó doanh nghiệp chuyển từ kẻ tiêu tiền sang người tạo ra tiền và có thể trả được nợ vay. Trường hợp tốc độ tăng trưởng lớn kéo dài, cần có sự phối hợp các chiến lược như:

- Huy động vốn cổ đông mới: nếu doanh nghiệp có ý định và có khả năng huy động vốn cổ đông mới bằng cách bán thêm cổ phiếu phố thông, các vấn để về tăng trưởng không còn tồn tại. Khi vốn cổ đông tàng, cộng với số tiền có thể. được vay thêm, sẽ là nguồn trợ giúp cho tăng trưởng. Vấn đề khó khăn là việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được vì điều kiện để phát hành cổ phiếu, chi phí phát hành tốn kém, khả năng tìm kiếm nhà đầu tư, phát hành cổ phiếu mới đồng nghĩa với tăng thêm người sở hữu và việc chia sẻ quyền lực trong doanh nghiệp...

- Gia tăng các đòn bẩy bằng cách: 1. giảm tỷ lệ chia cổ tức (tăng tỷ lệ giữ lại thu nhập). Nói chung mối quan tâm của các cô đông về tỷ lệ chia cổ tức có quan hệ nghịch biến với quan niệm của họ về cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận giữ lại có thể sử dụng có hiệu quả để tạo ra sự sinh lời hấp dẫn hơn họ sẵn lòng gác qua lợi nhuận được chia hôm nay để hy vọng nhận được suất sinh lời cao hơn trong tương lai và ngược lại họ sẽ không bằng lòng có thể bán cổ phiếu làm giảm giá trên thị trường. 2. tăng nợ vay là việc sử dụng đòn bẩy tài chính song điều này sẽ gia tăng rủi ro, mức độ mạo hiểm lớn

- Thay đổi về hoạt động kinh doanh để kiểm soát tăng trưởng quá nhanh. Đây chính là biện pháp được một số doanh nghiệp áp dụng với phương châm đa dạng hoá sản phẩm với mục tiêu bình quân hoá các nguồn thu trên cơ sở đó giảm tỷ lệ tăng trưởng.

- Sử dụng ngoại lực bằng cách thuê ngoài và giảm việc thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp Điều này có thể giải phóng một số tài sản gắn liền với các hoạt động và nó sẽ làm tăng việc luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, điều đó làm giảm bớt khó khăn trong vấn đề tăng trưởng. Ví dụ điển hình về chiến lược này là các công ty mẹ phân các hoạt động kinh doanh thâm hụt vốn cho các đơn vị thành viên đảm nhiệm và kết quả là công ty cần ít vốn đầu tư hơn. Điểm mấu chốt của chiến lược thuê ngoài là xác định được các mặt mạnh của doanh nghiệp (có thể nhờ tư vấn chỉ ra những lợi thế cạnh tranh chủ yếu của công ty). Những hoạt động nào mà một công ty khác có thể thực hiện được mà không phải đặt những lợi thế cạnh tranh của công ty vào tình huống mạo hiểm thì những hoạt động đó có thể thuê ngoài.

Trường hợp tăng trưởng thực tế thấp hơn tốc độ tăng trưởng bền vững: trạng thái ngược với tình huống trên cũng gặp những khó khăn cho việc quản lý tăng trưởng. Cụ thể là làm thế nào tiêu thụ được nguồn tiền dư thừa để thúc đẩy tăng trưởng. Các doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng thấp thường vướng vào tình thế nan giải là không biết làm gì với nguồn, lực quá lớn. Khi tiền không đem vào lưu thông thì tỷ lệ tăng trưởng lại càng giảm, khi đó cũng phải xét xem tình trạng này là tạm thời hay lâu dài. Nếu là tạm thời thì đơn giản là giảm tích trữ các nguồn lực để đem ra phục vụ nhu cầu tăng trưởng được dự kiến trong tương lai. Nếu kéo dài cần xét xem đây có phải là tình trạng chung của ngành kinh doanh - kết quả tất yếu khi thị trường bão hoà - hay là vấn đề đơn lẻ của doanh nghiệp. Nếu là vấn đề riêng của doanh nghiệp cần tìm kiếm các nguyên nhân để tháo gỡ các ràng buộc bên trong gây cản trở sự tăng trưởng. Nhiều khi phải đau đớn chấp nhận cải tổ cơ cấu tổ chức cũng như gia tăng chi tiêu. Khi không thể đạt được tốc độ tăng trưởng cần thiết thì có thể lựa chọn các giải pháp như:

- Không quan tâm đến vấn đề đó để cho đối thủ cạnh tranh nam quyển kiểm soát họ sẽ bố trí lại và thiết lập một trật tự tăng trưởng khác;

- Hoàn trả vốn cho các chủ sở hữu thông qua việc tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức và mua vào chính cổ phiếu của chính công ty. Việc hoàn trả không được ưa chuộng do như vậy là công khai nhận thất bại

- Mua sự tăng trưởng bằng cách nghiên cứu tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra các ngành khác đang là trào lưu. Do thời gian là nhân tố quyết định nên thường việc mua lại các doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động đáng kể được ưa chuộng hơn các doanh nghiệp mới thành lập.

Khi phân tích tàng trưởng cần lưu ý đến ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng. Bởi tàng trưởng có được từ 2 nguyên nhân: khối lượng sản phẩm và lạm phát.

Viết bình luận