Phân tích rủi ro tài chính thông qua các tỷ số hoạt động

Các tỷ số hoạt động được thiết lập trên doanh thu, nhằm mục đích xác định tốc độ quay vòng của một số đại lượng, cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản lý tài chính, nó cũng là những tỷ số cho ta biết được mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích rủi ro tài chính thông qua các tỷ số hoạt động

- Hệ số quay vòng hàng tồn kho.

Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động, vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ưu, mặt khác phải tăng được vòng quay của chúng.

Hệ số quay vòng hàng tồn kho \(=\frac{\text { Doanh thu theo giá gốc (Trị giá vốn của hàng xuất bán)}}{\text { Trị giá hàng tồn kho bình quân}}\)

Trong đó:

Trị giá hàng tồn kho bình quân \(=\frac{\text {Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ}}{\text { 2}}\)

Hệ số này cho ta biết, trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng.

Ta có thể xác định thời hạn hàng tồn kho bình quân.

Thời hạn hàng tồn kho bình quân\(=\frac{\text { Trị giá hàng tồn kho bình quân}}{\text { Doanh thu theo giá gốc}}\times {\text {Số ngày trong kỳ}}\)

Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành doanh thu (số ngày hàng tồn kho nằm trong kho là bao nhiêu ngày).

Nếu thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng thì rủi ro về tài chính củng tăng, đó là do: Hàng tồn kho chậm luân chuyển nên khả năng sinh lời giảm. Mặt khác thời gian hàng tồn kho bình quân tăng sẽ phải tăng chi phí bảo quản, tăng chi phí tài chính nếu như hàng tồn kho được tài trợ bằng vốn vay, có nghĩa thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng sẽ làm giảm khả năng sinh lời, tăng tổn thất tài chính cho doanh nghiệp, tức là rủi ro tài chính tống và ngược lại. Tuy nhiên, trong trường hợp hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm, thời gian hàng tồn kho bình quân tầng cũng cần xem xét nguyên nhân của nó, chẳng hạn doanh nghiệp biết trước, giá nguyên vật liệu trong tương lai sẽ tăng hoặc có gián đoạn trong việc cung cấp nguyên vật liệu, từ đó doanh nghiệp quyết định tăng dự trữ nguyên vật liệu, hay doanh nghiệp biết trước giả bán sản phẩm sẽ tăng mà quyết định giảm bản ra, làm dự trữ thành phẩm tàng. Trong những trường hợp đó, doanh nghiệp mong đợi chênh lệch giá cao hơn để bù đắp những rủi ro do tàng thời hạn dự trữ.

Hệ số quay vòng hàng tồn kho. thời hạn hàng tồn kho bình quân đã cung cấp cho nhà quản lý những thông tin nhất định, nhưng chưa đầy đủ bởi mỗi doanh nghiệp khác nhau, đặc điểm của dự trữ khác nhau và mỗi loại dự trừ cũng có những đặc điểm khác nhau. Do vậy, ta cần xác định thêm một số các tỷ số khác.

Rủi ro tài chính thông qua các tỷ số hoạt động

a) Đối với doanh nghiệp thương mại. Dự trữ hàng hóa thường chiếm tỷ trọng lớn, sự biến động của dự trữ hàng hoá dẫn đến sự bất ổn của lợi nhuận và có thể làm tăng tổn thất tài chính. Do vậy ta cần xác định hệ số quay vòng hàng hóa.

Hệ số quay vòng hàng tồn kho \(=\frac{\text { Doanh số bán theo giá vốn}}{\text { Trị giá hàng hóa dự trữ bình quân}}\)

:

Thời hạn hàng hóa tồn kho bình quân\(=\frac{\text { Trị giá hàng hóa dự trữ bình quân}}{\text { Doanh thu theo giá vốn}}\times {\text {Số ngày trong kỳ}}\)

Trong đó:

Trị giá hàng hóa dự trữ bình quân\(=\frac{\text { Trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ + Cuối kỳ }}{\text { 2}}\)

b) Đối với doanh nghiệp sản xuất. Trong tổng số dự trữ gồm có: dự trữ phục vụ sản xuất và dự trữ phục vụ tiêu thụ. Mỗi loại tài sản dự trữ có đặc điểm, tính chất và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh khác nhau. Do vậy, cần xác định riêng vòng quay của từng loại dự trữ này.

+ Hệ số quay vòng nguyên vật liệu:

Hệ số quay vòng nguyên vật liệu\(=\frac{\text { Nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ}}{\text { Trị giá NVL dự trữ bình quân}}\)

:

Thời hạn dự trữ nguyên vật liệu bình quân\(=\frac{\text { Dự trữ NVL bình quân}}{\text { Nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ}}\times {\text {Số ngày trong kỳ}}\)

Trong đó:

Trị giá NVL dự trữ bình quân\(=\frac{\text { Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Cuối kỳ}}{\text { 2}}\)

Hệ số quay vòng nguyên vật liệu, thời hạn dự trữ nguyên vật liệu bình quân cho ta biết số vòng quay và thời gian dự trữ nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thời hạn dự trữ nguyên vật liệu tăng hoặc giảm thì rủi ro tài chính cũng tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định nguyên nhân cụ thể mới có được kết luận chính xác.

+ Hệ số quay vòng thành phẩm:

Hệ số quay vòng thành phẩm\(=\frac{\text { Doanh số bán theo giá gốc}}{\text { Thành phẩm dự trữ bình quân}}\)

:

Thời hạn thành phẩm dự trữ bình quân \(=\frac{\text { Trị giá thành phẩm dự trữ bình quân}}{\text { Doanh số bán theo giá vốn}}\times {\text {Số ngày trong kỳ}}\)

Trong đó: Thành phẩm dự trữ bình quân cũng được c định bằng bình quân số học của thành phẩm đầu kỳ cuối kỳ.

Hệ số quay vòng thành phẩm và thời hạn dự trữ thành phẩm bình quân cho ta biết số vòng quay của thành phẩm và thời gian thành phẩm chuyển thành thu.

Thời hạn dự trữ thành phẩm tăng hoặc giảm thì ro tài chính cũng tăng hoặc giảm, nhưng cũng cần xét nguyên nhân tăng, giảm của nó để có kết luận thể, sự biến động của hệ số quay vòng hàng tồn kho phụ thuộc vào thời gian dự trữ cần thiết của từng loại thành phẩm, đặc điểm sản xuất theo mùa vụ, hoặc doanh nghiệp quyết định tăng dự trữ, để chờ cơ hội giá bán sản phẩm tăng...

+ Hệ số thu hồi nợ:

Hệ số thu hồi nợ\(=\frac{\text { Doanh thu bán chịu}}{\text { Nợ phải thu khách hàng bình quân}}\)

:

Thời gian bán chịu cho khách hàng bình quân\(=\frac{\text { Nợ phải thu khách hàng bình quân}}{\text { Doanh thu bán chịu}}\times {\text {Số ngày trong kỳ}}\)

Hệ số thu hồi giảm, thời gian bán chịu do khách hàng tăng, thì rủi ro tài chính tăng; Đó là do xác suất thu hồi nợ giảm, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lâu dài, dẫn đến chi phí tài chính tăng và ngược lại. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét nguyên nhân làm thay đổi hệ số này mới có kết luận cụ thể. Có nhiều nguyên nhân làm hệ số thu hồi nợ thay đổi như:

+ Do doanh nghiệp mở rộng bản hàng, chấp nhận thời hạn thanh toán dài hơn đối với các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường.

+ Doanh nghiệp đồng ý bản chịu dài thời gian cho khách hàng hơn, để giữ khách hàng nếu như khách hàng là những doanh nghiệp lớn có nhu cầu cung cấp đều đặn, hoặc những doanh nghiệp đưa ra những đảm bảo an toàn cho giao dịch mua bán, hoặc cũng có thể doanh nghiệp bị buộc phải chấp nhận kéo dài thời gian thanh toán, do khách hàng là doanh nghiệp lăn đã áp đặt thời hạn thanh toán dài hạn hơn.

+ Do tình trạng của nền kinh tế: Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có xu hướng chấp thuận kéo dài thời gian bán chịu và ngược lại.

Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét trường hợp chấp nhận thời gian bán chịu dài hơn cho khách hàng, nó tác động đến việc bán hàng hay không, có tăng được số lượng hàng bán hay không, tăng được lợi nhuận không. Nếu tăng thêm được hàng bán từ đó tăng được lợi nhuận thì đó là tình trạng tốt, rủi ro tài chính không tăng; còn không tăng được số lượng hàng bán, không tăng được lợi nhuận thì đó là biểu hiện xấu và như vậy rủi ro tài chính tăng lên.

Khi phân tích rủi ro thông qua các tỷ số hoạt động ta có thể so sánh giữa kỳ này với kỳ trước của các chỉ tiêu (so sánh giữa các kỳ), căn cứ vào sự biến động của các chỉ tiêu và nguyên nhân của nó để có những kết luận, đánh giá cụ thể.

Viết bình luận