Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn chẳng những đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó mà còn cho phép thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

Mỗi loại nguồn vốn của doanh nghiệp lại gồm nhiều bộ phận khác nhau. Những bộ phận đó có ảnh hưởng không giống nhau đến mức độ độc lập hay phụ thuộc và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với từng nguồn vốn ấy cũng không giống nhau. Chẳng hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các khoản vay khác với các khoản chiếm dụng, yêu cầu quản lý đối với các khoản vay ngắn hạn khác và các khoản vay dài hạn, nguồn vốn kinh doanh khác các quỹ v.v...

Việc tổ chức huy động vốn trong kỳ của doanh nghiệp như thế nào, có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không được phản ánh thông qua sự biến động của nguồn vốn và chính sự biến động khác nhau giữa các loại nguồn vốn cũng sẽ làm cơ cấu nguồn vốn hay đổi.

Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn tể khái quát đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.

Phương pháp phân tích là so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng.

Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại.

Tuy nhiên, khi xem xét cần để ý đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được, những thuận lợi và khó khăn trong tương lai việc kinh doanh của doanh nghiệp có thể gặp phải.

Ví dụ: Từ số liệu trên Bảng cân đối kế toán của công ty ABC, ta tiến hành lập bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn như sau:

Bảng Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn:

Chỉ tiêu

Cuối năm

Đầu năm

Tăng giảm

ST

T.Tr%

ST

T.Tr%

ST

Tỷ lệ

T.Tr%

A.Nợ phải trả

6780

23.40

7650

27.47

-870

-11.30

-4.07

I. Nợ ngắn hạn

3880

57.23

4420

57.78

-540

-12.22

-0.55

1. Vay và nợ ngắn hạn

1570

40.46

1900

42.99

-330

-17.37

-2.52

2. Phải trả cho người bán

1700

43.81

1750

39.59

-50

-2.86

4.22

3. Người mua trả hển trước

50

1.29

100

2.26

-50

-50.00

-0.97

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

100

2.58

150

3.39

-50

-33.33

-0.82

5. Phải trả người lao động

40

1.03

50

1.13

-10

-20.00

-0.10

6. Chi phí phải trả

150

3.87

100

2.26

50

50.00

1.06

7. Phải trả nội bộ

120

3.09

150

3.39

-30

-20.00

-0.30

8. Các khoản phải nộp phải trả ngắn hạn khác

150

3.87

220

4.98

-70

-31.82

-1.11

II. Nợ dài hạn

2900

42.77

3230

42.22

-330

-10.22

0.55

1. Phải trả dài hạn người bán

120

4.14

150

4.64

-30

-20.00

-0.51

3. Phải trả dài hạn khác

150

5.17

200

6.19

-50

-25.00

-1.02

4. Vay và nợ dài hạn

2500

86.21

2700

83.59

-200

-7.41

2.62

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

100

3.45

130

4.02

-30

-23.08

-0.58

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

30

1.03

50

1.55

-20

-40.00

-0.51

B. Vốn chủ sở hữu

22200

76.60

20200

72.53

2000

9.90

4.07

I. Vốn chủ sở hữu

22050

99.32

20100

99.50

1950

9.70

-0.18

1. Vốn đầu tư chủ sở hữu

16600

75.28

15190

75.57

1410

9.28

-0.29

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

200

0.91

150

0.75

50

33.33

0.16

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

150

0.68

100

0.50

50

50.00

0.18

7. Quỹ đầu tư phát triển

350

1.59

250

1.24

100

40.00

0.34

8. Quỹ dự phòng tài chính

200

0.91

150

0.75

50

33.33

0.16

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

0.00

0.00

0

0.00

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

550

2.49

460

2.29

90

19.57

0.21

11. Nguồn vốn đầu tư XDCB

4000

18.14

3800

18.91

200

5.26

-0.76

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

150

0.68

100

0.50

50

50.00

0.18

1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi

150

100

100

100

50

50.00

0.00

Tổng cộng nguồn vốn

28980

100

27850

100

1130

4.06

0.00

Số liệu bảng trên cho thấy: Tổng nguồn vốn của công ty trong kỳ tăng 1130 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 4,06%, trong đó: vốn của chủ sở hữu tăng 2000 triệu vối tỷ lệ tăng là 9,9% còn nợ phải trả giảm 870 triệu với tỷ lệ giảm 11,37%. Tỷ trọng vốn của chủ sở hữu đầu năm là 72,53%, cuối kỳ là 76,60% tăng 4,07%. Điều đó cho thấy chính sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn của bản thân và tình hình tài chính của công ty có được cải thiện. Số vay mượn giảm đi trong khi nguồn vốn của bản thân công ty thì tăng.

Nguồn vốn của chủ sở hữu tảng ở tất cả các bộ phận nhưng chủ yếu và nhiều nhất là nguồn vốn kinh doanh (tăng 1410 triệu với tỷ lệ tăng là 9,28%) sau đến là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (tăng 200 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 5,26%). Điều đó thể hiện công ty chú ý đến tổ chức, khai thác và huy động vốn của chính mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ lãi suất kinh doanh cao hơn lãi suất vay mượn thì điều này không khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận của chủ sở hữu.

Nguồn vốn của chủ sở hữu tảng, công ty giảm được các khoản nợ cả ngắn hạn (Nợ ngắn hạn giảm 540 triệu với tỷ lệ giảm 12,22%), Nợ dài hạn (Giảm 230 triệu vối tỷ lệ giảm 8,13%) lẫn nợ khác (Giảm 100 triệu). Đặc biệt là vay ngắn hạn (Giảm 330 triệu vối tỷ lệ giảm 17,37%) và vay dài hạn (Giảm 200 triệu với tỷ lệ giảm 7,41%). Nếu không có khoản nợ phải trả nào quá hạn thanh toán thì điều đó cho thấy công ty đã chấp hành tốt kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng, quan tâm đến việc giữ gìn uy tín... Tuy nhiên, khoản Nợ dài hạn đến hạn trả cuối kỳ là 150 triệu công ty cần phải thanh toán ngay.

Viết bình luận