Những nguồn vốn doanh nghiệp huy động trong sản xuất kinh doanh

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có một khối lượng nhất định về vốn. Nói cách khác, vốn là yếu tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, tùy theo tính chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể có các phương án huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hóa nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn có những nét đặc trưng nhất định. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sắp tối là thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.

Những nguồn vốn doanh nghiệp huy động trong sản xuất kinh doanh

I. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu như vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới.

1. Vốn góp ban đầu

Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ cũng có một số vốn nhất định.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước. Chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước là Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, theo luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cụ thể đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng công ty cổ phần nên cách thức huy động vốn cũng khác nhau. Trong loại hình các doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài các nguồn vốn góp cũng bao gồm: vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, vốn do các bên tham gia, các đối tác góp... Tỷ lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cơ cấu liên doanh...

2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia

Quy mô số vốn ban đầu của DN là một yếu tố quan trọng thông thường số vốn này được tăng theo quy mô phát triển của DN. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu DN hoạt động có hiệu quả thì DN sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng nguồn vốn hoạt động. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của DN.

Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các DN, vì DN giảm chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc từ bên ngoài. Như vậy, để có nguồn vốn này thì các DN phải đặt ra mục tiêu có một khối lượng lợi nhuận đủ lớn để bù đắp chi phí đã bỏ ra, từ đó mới tự đáp ứng được nhu cầu vốn tự bổ sung của DN.

Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như DN đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư. Đối với các DN nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lợi của bản thân DN mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận lợi nhuận tức là trong nầm công ty để lại một phần lợi nhuận (không chia lãi cổ phần), các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần (cổ tức) nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Như vậy, nếu công ty cổ phần tự tài trợ bằng chính sách này thì một mặt sẽ khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt do cô đông chỉ được nhận phần cổ tức nhỏ hơn, nếu tỷ lộ chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.

3. Phát hành cổ phiếu

Trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh thì DN có thể tàng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của DN. DN có thể phát hành cổ phiếu thường (là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán) và DN có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi (cổ phiếu ưu đãi thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành, nhưng nó có một số ưu điểm nhất định là cổ đông nắm giữ cổ phiếu này thường được thanh toán cổ tức trước các cổ đông khác trong công ty).

II. Các nguồn vốn vay

1. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các DN mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các DN đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng cung cấp. Không một DN nào không vay vốn của ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu DN đó muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. Trong quá trình hoạt động của mình, các DN thường vay ngân hàng để đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của DN.

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Ngoài ra, các DN cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này được hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đối với các DN mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân. Nhiều trường hợp với các DN tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại đơn thuần, không có các điều kiện đặc biệt kèm theo là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, đồng thời nó tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền.

2. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn đã xác định cho người nắm giữ. Khi đưa ra phương án huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu thì một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của DN và tình hình trên thị trường tài chính. Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trước khi phát hành trái phiếu, DN cần phải hiểu rõ ưu nhược điểm của từng loại trái phiếu. Nếu như DN phát hành trái phiếu có lãi suất cố định (lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó). Nhưng khi phát hành loại trái phiếu này thì uy tín của DN phát hành trái phiếu cùng rất quan trọng.

Doanh nghiệp huy động vốn bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng lựa chọn phương án huy động vốn nào tùy thuộc vào mỗi DN trong từng thời kỳ khác nhau.

Viết bình luận