Các giai đoạn của dự báo báo cáo tài chính

Dự báo báo cáo tài chính là quá trình thiết lập các chỉ tiêu dự đoán cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai (theo quý hoặc năm) dưới dạng định lượng và tường minh, nhằm định hướng và kiểm chứng cho tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong một tương lai xác định.

Các giai đoạn của dự báo báo cáo tài chính

1. Mục tiêu dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp

Dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm giúp các chủ thể quản lý đạt được mục tiêu cơ bản là: định hướng cho các hoạt động của đơn vị trong tương lai và kiểm chứng tinh hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Mỗi nhà quản lý luôn phải suy nghĩ và dự tính về những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhằm chủ động, có phương hướng giải quyết những vấn để khó khăn trước khi chúng trở nên bế tắc hoặc có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm thay đổi những kết quả không như mong muốn. Mặt khác, nhà quản lý cũng cần phải biết được các dự tính đã được hoàn thành như thế nào, nếu kết quả xảy ra không như dự tính, cần phải xác định các nhân tố, nguyên nhắn đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các dự tính đó, có biện pháp để loại bỏ những sai lầm (có thể là sai lầm trong dự tính, có thể là sai lầm trong thực hiện). Điều này sẽ được thực hiện một cách hữu hiệu nếu doanh nghiệp làm tốt. công tác dự báo, nhốt là dự báo báo cáo tài chính. Bởi vì:

Mục tiêu dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp

Thứ nhất: Xét các đặc trưng cơ bản về hoạt động tài chính doanh nghiệp.

Nếu nhìn nhận doanh nghiệp theo con mắt tài chính thì DN là những tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động SXKD trên thị trường vì mục đích tối đa hoá giá trị DN, tối đa hoá lợi nhuận và phát triển. Hiện nay, có 6 loại hình tổ chức DN: DN tư nhân, DN nhà nước, Công ty hợp danh. Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Mỗi loại hình DN có những ưu, nhược điểm khác nhau, được tổ chức phù hợp với quy mô, loại hình kinh doanh và trình độ quản lý những hoạt động tài chính về bản chất giống nhau.

Hoạt động tài chính DN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế, tổng thể nội dung và giải pháp tài chính, tiền tệ của DN. Tài chính DN không chỉ có nhiệm vụ tạo lập, tăng cường và khai thác các nguồn lực, thúc đẩy và duy trì tăng trưởng kinh tế, mà còn có nhiệm vụ động viên, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khả năng tiềm tàng của DN. Cụ thể:

- Hoạt động tài chính DN biểu hiện bên ngoài là các hoạt động thu, chi bằng tiền do các nhà quản lý DN thực hiện. Vì vậy, sau mỗi thời kỳ ta đều có thể xác định được khả năng tạo tiền của DN thông qua phương trình kinh tế cơ bản:

Lượng tiền luân chuyển thuần = Tổng lượng tiền thu vào - Tổng lượng tiền chi ra  (1)

- Hoạt động tài chính DN có nội dung kinh tế bên trong là các quan hệ kinh tế - quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị (gọi là quan hệ tài chính) nảy sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ, các nguồn lực tài chính, thuộc sở hữu của chủ DN - giữa DN với các bên có liên quan. Các quan hệ kinh tế này có thể được khái quát qua phương trình kinh tế tư bản sau:

Sản nghiêp = Tổng tài sản - Nợ phải trả  (2)

- Hoạt động tài chính DN có mục đích là tối đa hoá giá trị DN và lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó, các nhà quản lý DN phải thực hiện mục tiêu: tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá thu nhập thông qua phương trình cơ bản :

Lãi (Lỗ) = Thu nhập - Chi phí  (3)

- Hoạt động tài chính DN tập trung làm rõ những vấn đề sau đây:

Đầu tư vào đâu? Đầu tư như thế nào cho phù hợp với mục tiêu, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật hiện hành.

Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động (hoạt động đầu tư) của DN được huy động ỏ đâu, vào thời điểm nào? làm thế nào để đạt được cơ cấu vốn tối ưu với chi phí vốn thấp nhất?

Lợi nhuận của DN được hình thành và sử dụng như thế nào?..vv.

Những đặc trưng cơ bản về hoạt động tài chính doanh nghiệp thể hiện qua các phương trình kinh tế (1), (2), (3) và những vấn đề đã nêu trên đều được phản ánh khá đầy đủ trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. Do đó việc lập dự báo các báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ định hướng, đặt mục tiêu cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời cung cấp cơ sở để phân tích, đánh giá, kiểm chứng hoạt động tài chính của DN theo các mục tiêu đã đặt ra, đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính, duy trì và cải thiện sự ổn định, phát triển của DN.

Thứ hai: Xét theo bản chất kinh tế của các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Theo uỷ ban xây dựng các chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASC) thì hệ thống báo cáo tài chính là sự thể hiện về tài chính của những sự kiện có tác động tới một doanh nghiệp về những nghiệp vụ giao dịch của doanh nghiệp đó, bất kể đối với một doanh nghiệp riêng lẻ hay đối với cả tập đoàn sáp nhập nhiều doanh nghiệp. Mục đích chung của việc lập báo cáo tài chính là để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.

Theo quy định hiện hành của Việt Nam: Hệ thống báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn... của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất.

Báo cáo tài chính, bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và nhũng thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định. Đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh, sự luân chuyển của các dòng tiền trong doanh nghiệp... phục vụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, dựng nên một bức tranh toàn cảnh về hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, thiết lập nhũng quan hệ cơ bản giữa các chi tiêu tài chính tổng hợp vói các chi tiêu quản trị chi tiết, đặt các quan hệ cân đối tài chính trong những điều kiện nhất định.vv.. thông qua công tác dự báo các báo cáo tài chính không chỉ đáp ứng mong muốn của bản thân các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là đòi hỏi cấp bách của các đối tượng có lợi ích liên quan: quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế đầy sôi động hiện nay. Dự báo các báo cáo tài chính sẽ giúp các nhà quản lý giảm thiểu được những rủi ro khi ra quyết định kinh doanh.

Như vậy, lập dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu cơ bản là:

+ Dự báo báo cáo tài chính là phương tiện để cung cấp thông tin dự kiến tương lai cho nhà điều hành, quản lý DN và các đối tượng có lợi ích liên quan biết cần phải đạt được mục tiêu gì và làm cách nào để đạt được mục tiêu đó.

+ Dự báo báo cáo tài chính DN được lập cho từng quý hoặc năm, có liên quan đến hoạt động và hiệu lực tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của nhiều bộ phận trong DN. Vì vậy, lập dự báo báo cáo tài chính DN một cách khoa học và khả thi sẽ cung cấp các căn cứ xác đáng để đánh giá, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị trực thuộc đảm bảo thực hiện được mục tiêu chung của DN.

+ Dự báo báo cáo tài chính DN giúp các nhà quản lý lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu, cung cấp thông tin cần thiết để ra quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể nhằm tối đa hoá mục tiêu đã đề ra.

2. Các giai đoạn của dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp

Dự báo báo cáo tài chính của DN phải xuất phát từ nhu cầu hoạch định các chiến lược tài chính của DN và dựa vào khả năng, trình độ thu thập, xử lý các thông tin ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN. Công tác dự báo báo cáo tài chính có thể do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm, hoặc có thể do chính kế toán DN thực hiện, được tiến hành qua bốn giai đoạn chủ yếu sau đây:

Các giai đoạn của dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Xác định hệ thống chỉ tiêu chủ yếu trong các báo cáo tài chính cần dự báo. Đây là giai đoạn đòi hỏi bộ phận chuyên trách dự báo hoặc bộ phận được giao trách nhiệm chính trong công tác dự báo dựa trên kinh nghiệm làm công tác dự báo, nắm vững những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, xác lập mối quan hệ giữa các mục tiêu kinh doanh với các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp để lựa chọn các chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo tài chính cần phải dự báo.

Giai đoạn 2: Sưu tầm tài liệu, lựa chọn thông tin, sử dụng các phương pháp dự báo thích hợp, xử lý các thông tin, tài liệu đà thu thập được để đưa ra dự thảo cụ thể về định lượng của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu dự báo.

Giai đoạn 3: Hệ thống chỉ tiêu dự thảo được gửi cho các bộ phận có liên quan đến việc thực hiện các chỉ tiêu báo cáo tài chính chủ yếu, lấy ý kiến đánh giá của các bộ phận có liên quan về tính khoa học và khả thi của các chỉ tiêu dự báo, các nhân tố có thể tác động đến từng chỉ tiêu dự báo.

Giai đoạn 4: Bộ phận lập dự báo báo cáo tài chính tổng hợp ý kiến đánh giá của các bộ phận có liên quan, hoàn chỉnh hệ thống chỉ tiêu dự báo trong các báo cáo tài chính, trình duyệt hệ thống dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Viết bình luận