Những điểm cần chú ý khi phân tích chính sách đầu tư

Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong một thời gian xác định. Đầu tư của doanh nghiệp có thể xem xét trên 3 góc độ

Những điểm cần chú ý khi phân tích chính sách đầu tư

1. Dưới góc độ kinh tế

Đầu tư là việc tao ra các yếu tố vật chất làm gia tăng năng lực của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ hoạt động sau đó. Thông qua đầu tư, doanh nghiệp sẽ khai thác một phần trong nguồn lực chung của nền kinh tế.

2. Dưới góc độ tài chính

Đầu tư là hoạt động trao đổi làm phát sinh một dòng tiền đi ra đôi ứng với dòng vật chất đi vào. Nó không chỉ bao gồm khoản chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình khai thác chúng (chi phí vận hành) và các khoản chi gián tiếp khác có liên quan (chi phí đào tạo nghiên cứu).

3. Dưới góc độ kế toán

Đầu tư là hoạt động tạo ra những thay đổi trong cấu trúc của bảng cân đối kế toán và được thể hiện toàn bộ giá trị ở khoản mục tài sản cố định. Các khoản mục khác có thay đổi liên quan đến đầu tư bao gồm tiền, nợ dài hạn và các khoản phải trả.

Dưới góc độ kế toán

Chính sách đầu tư của doanh nghiệp là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá phù hợp với chiến lược kinh doanh bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian xác định thông qua sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.

Chính sách đầu tư của doanh nghiệp có những yêu cầu cơ bản như:

  • Tính khoa học và hệ thống
  • Tính pháp lý
  • Tính khả thi (Có thể thực hiện được, tính thống nhất)

Khi phân tích chính sách đầu tư cần nhận thức rõ các đặc trưng của đầu tư là:

+ Luôn tồn tại những rủi ro nhất định trong quá trình đầu tư

+ Hiệu quả của một khoản đầu tư thường được đánh giá theo các cấp độ khác nhau và phụ thuộc vào quan điểm phân tích của các chủ thể có liên quan. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư luôn được thực hiện độc lập với chính sách tài trợ (không xem xét đến cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho đầu tư). Trong đó, hiệu quả tài chính của đầu tư nhằm đánh giá lợi ích của đầu tư đối với chủ sở hữu phụ thuộc đáng kể vào chính sách tài trợ do sự thay đổi của yếu tố giá vốn được dùng làm tỷ suất chiết khấu. Hơn nửa mỗi nhóm chủ sở hữu cũng sẽ có quan điểm riêng trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của đầu tư do mức sinh lợi đòi hỏi để bù đắp rủi ro giữa họ không đồng nhất (nhất là đầu tư dưới dạng góp vốn liên doanh)

+ Khả năng tự cân bằng tài chính của đầu tư và mức độ ảnh hưởng của đầu tư tới trạng thái cân bằng tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư của người quản lý doanh nghiệp

+ Các đầu tư thường được chia thành dự án và được phân loại theo loại hình đầu tư, theo độ dài thời gian triển khai và khai thác, theo quy mô đầu tư. Mối quan hệ giữa các dự án đầu tư và tổng quỹ đầu tư là các ràng buộc quan trọng trong việc hình thành chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

Phân tích chính sách đầu tư cần xem xét, đánh giá các khía cạnh như mục đích, hình thức và nội dung của chính sách đồng thời chỉ rõ và khẳng định tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý và tính đồng nhất của dự án. Để có kết luận về chính sách đầu tư của doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành các phân tích trên góc độ kỹ thuật công nghệ và góc độ tài chính.

Về phân tích kỹ thuật công nghệ: đây là tiền đề cho việc tiến hành phân tích các mặt kinh tế tài chính. Các dự án đầu tư không có số liệu của phân tích kỹ thuật công nghệ thì không thể tiến hành phân tích kinh tế tài chính và phải được bác bỏ tuy các số liệu kinh tế tài chính có ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật công nghệ là vấn đề khó khăn cho các nhà phân tích tài chính song khi phân tích cần tiến hành các nội dung cụ thể như: Đặc điểm sản phẩm của dự án, các phương pháp và phương tiện để kiểm tra chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn về chất lượng, công suất của dự án, công nghệ và phương pháp sản xuất, máy móc thiết bị, các nguyên liệu đầu vào, cơ sở hạ tầng, lao động và các trợ giúp kỹ thuật, địa điểm thực hiện dự án, xử lý liên quan đến chất thải và ô nhiễm môi trường, lịch trình thực hiện...

Về phương diện tài chính: để phân tích trước hết cần xác định lãi suất dự tính và thời điểm tính toán. Sau đó tiến hành phân tích theo những nội dung như: Phân tích tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, dự đoán kết quả cho từng giai đoạn của đời dự án.

Xác định kết quả dự tính: Xác định kết quả dự tính trong dự án đầu tư gắn liền với việc tính toán các dòng thu, chi tiền mặt. Trong phân tích sử dụng thường xuyên phương pháp giá trị hiện tại và giá trị tương lai. Trong quá trình tính toán, mức lãi dùng để tính toán có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến kết quả tính toán này. Vì vậy, cần xác định có căn cứ khoa học và hợp lý mức lãi tính toán của dự án

Lãi suất tính toán được chọn dù thế nào cũng chỉ mang tính tương đối, vì tại thời điểm soạn thảo chính sách đầu tư không thể biết chính xác các mức lãi suất tiền vay, tiền gửi trong tương lai. Trong điều kiện lạm phát thấp có thể sử dụng các mức lãi suất ở thời điểm soạn thảo làm cơ sở xác định lãi suất (tỷ suất) tính toán của dự án. Việc xác định và lựa chọn tỷ suất tính toán của dự án phải căn cứ vào từng nguồn vốn đầu tư cụ thể, vì các nguồn vốn khác nhau có mức lãi suất khác nhau.

- Trường hợp đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn tự có: trường hợp này, mục đích đầu tư là nhằm thu lời lớn hơn việc gửi vốn trên thị trường vốn. Do vậy, lãi suất đầu tư của dự án bằng nguồn vốn tự có phải được xác định cao hơn lãi suất tiền gửi ở thị trường vốn.(Rtc>rgửi)

- Trường hợp đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn đi vay. Để đảm bảo độ tin cậy của tính toán và an toàn về vốn, chủ đầu tư cần xác định và lựa chọn lãi suất đầu tư của dự án không nhỏ hơn mức lãi suất tiền vay (Rđv>rvay)

- Trường hợp đầu tư vừa bằng nguồn vốn tự có vừa bằng vốn vay thì lấy lãi suất trung bình của cả 2 trường hợp trên

\({R_c} = \frac{{{K_{tc}}x{R_{tc}} + {K_{dv}}x{R_{dv}}}}{{{K_{tc}} + {K_{dv}}}}\)

- Trường hợp đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau khi đó lãi suất đầu tư tính toán chung cho các nguồn vốn theo phương pháp trung bình.

\({R_{c = }}\frac{{\sum\limits_{i = 1}^n {Ki.{R_j}} }}{{\sum\limits_{i = 1}^n {Ki} }}\)

Trong đó:

  • Ki: vốn đầu tư từ nguồn thứ i
  • Ri: lãi suất đầu tư tính cho nguồn vốn i

Khi xác định lãi suất đầu tư tính toán cho dự án đầu tư cần chú ý: các nguồn vốn vay có kỳ hạn khác nhau vì thế trước khi áp dụng công thức tính toán lãi suất đầu tư cần tính chuyển các mức lãi suất đi vay về cùng 1 kỳ hạn là năm và phải tính theo lãi suất thực

Rn= \({(1 + {r_t})^m} - 1\)

Trong đó:

  • Rt: lãi suất theo kỳ hạn t
  • Rn: mức lãi suất năm
  • Rthực: lãi suất thực
  • Rdn: lãi suất danh nghĩa; m số kỳ hạn t trong năm
  • m1: là số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu lãi suất danh nghĩa
  • m2: là số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn xác định lãi suất thực

Tùy theo mục tiêu quan tâm của từng đối tượng, khi phân tích chính sách đầu tư của doanh nghiệp có thể phân tích xem xét các nội dung theo những tiêu thức khác nhau, qua đó đánh giá chính sách đầu tư của doanh nghiệp về những vấn đề như cơ cấu đầu tư, quy mô đầu tư, hướng đầu tư và khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư.

Viết bình luận