Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn

Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn là để đánh giá tình hình tăng giảm vốn, phân bổ vốn như thế nào từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Để phân tích người ta tiến hành trên những nội dung sau:

Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn

Thứ nhất: xem xét sự biến động của tổng tài sản vốn cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi xem xét vấn đề này, cần quan tâm để ý đến tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và chính sách tài chính của doanh nghiệp trong việc tổ chức huy động vốn. Cụ thể là:

- Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.

- Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng.

- Sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn.

- Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp...

Thứ hai: Xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không? Cơ cầu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh? thông qua việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn. Điều này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi để ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp.

Phân bổ vốn

Thực hiện hai nội dung trên ta lập bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn (cơ cấu vốn). Khi phân tích cần kết hợp phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp.

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của công ty ABC lập ngày 31/12/n trước hết lập bảng phân tích sau:

Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn

Tài sản

Số cuối năm

Số đầu năm

Tăng giảm

Số tiền

Tỷ tr%

Số tiền

Tỷ tr%

Số tiền

Tỷ lệ %

Tỷ tr%

1

2

3

4

5

6

7

8

A. Tài sản ngắn hạn

16190

55.87

16200

58.17

-10

-0.06

-2.30

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

5050

31.19

4550

28.09

500

10.99

3.10

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3100

19.15

2800

17.28

300

10.71

1.87

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

1820

11.24

2340

14.44

-520

-22.22

0.00

1.Phải thu của khách hàng

1000

54.95

1700

72.65

-700

-41.18

0.00

2.Trả trước cho người bán

120

6.59

100

4.27

20

20.00

-3.20

3.Phải thu nội bộ ngắn hạn

100

5.49

150

6.41

-50

-33.33

-17.70

4. Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng XD

200

10 99

190

8.12

10

5.26

2.32

5. Các khoản phải thu khác

400

21.98

200

8.55

200

100

-0.92

IV. Hàng tồn kho

6020

37.18

6210

38.33

-190

-3.06

2.87

V. Tài sản ngắn hạn khác

200

1.24

300

1.85

-100

-33.33

13.43

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

40

20

60

20

-20

33.33

2.99

2. Thuế GTGT được khấu trừ

20

10

50

16.67

-30

-60.00

-1.15

3. Thuế và CK khác phải thu của Nhà nước

10

5

40

13.33

-30

-75.00

0.00

4. Tài sản ngắn hạn khác

130

65

150

50

-20

-13.33

0.00

B. Tài sản dài hạn

12790

44.13

11650

41.83

1140

9.79

-0.62

II. Tài sản cố định

10300

80.53

9500

81.55

800

8.42

0.00

1. Tài sản cố định hữu hình

8000

77.67

7750

81.58

250

3.23

-6.67

2. Tài sản cố định thuê tài chính

120

1.17

100

1.05

20

20.00

-8.33

3. Tài sản cố định vô hình

1680

16.31

1050

11.05

630

60.00

15.00

4. Chi phí XDCB dở dang

500

4.85

600

6.32

-100

-16.67

2.30

IV. Các khoản ĐTTC dài hạn

2340

18.30

2000

17.17

340

17.00

-1.02

1. Đầu tư vào công ty con

1200

51.28

1000

50.00

200

20.00

-3.91

2. Góp vốn liên kết, liên doanh

700

29.91

600

30.00

100

16.67

0.00

3. Đầu tư dài hạn khác

600

25.64

500

25.00

100

20.00

0.00

4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

160

-6.84

100

-5.00

-60

60.00

0.11

V. Tài sản dài hạn khác

150

1.17

150

1.29

0

0.00

0.00

Tổng cộng tài sản

28980

100

27850

100

1130

406

0

Bảng phân tích trên cho thấy: Cuối kì tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 28.980 triệu đồng, trong đó Tài sản ngắn hạn 16.190 triệu chiếm 55,87%, Tài sản dài hạn là 12.790 triệu chiếm 44,13%. So với đầu năm tổng tài sản tăng lên 1.130 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 4,06% (Tài sản dài hạn tăng 1.140 triệu còn Tài sản ngắn hạn giảm 10 triệu). Điều đó cho thấy quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng lên. Khả năng về cuối kỳ quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng. Đi vào xem xét từng loại tài sản ta thấy:

Tài sản cố định các khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp tảng đặc biệt tài sản cố định tăng 900 triệu với tỷ lệ tăng là 10,11% riêng tài sản cố định hữu hình tăng về nguyên giá là 400 triệu thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp được tăng cường. Chi phí XDCB giảm -100 triệu thể hiện một số công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng làm tăng giá trị TSCĐ. Khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 340 triệu với tỷ lệ tăng 17% thể hiện tiềm lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp dồi dào, doanh nghiệp đã dùng vào việc đầu tư tài chính dài hạn hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hóa các hoạt động để giảm rủi ro tài chính.

Tỷ trọng của Tài sản dài hạn trong tổng tài sản tăng 2,30% (Tỷ trọng của Tài sản dài hạn đầu năm là 41,83%, cuối kỳ: 44,13%) cho thấy doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư để tăng năng lực sản xuất. Đó là hiện tượng khả quan đối với doanh nghiệp sản xuất. Song, với các doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại, dịch vụ... thì lại phải thận trọng khi xem xét chỉ tiêu này.

Trong khi tài sản cố định của đơn vị tăng thì Tài sản ngắn hạn cuối kỳ so với đầu năm giảm 10 triệu đồng với tỷ lệ giảm 0,06% nhưng bảng trên cho thấy số giảm đó chủ yếu là do giảm các khoản phải thu còn tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn lại tăng lên về cuối kỳ. Điều đó càng cho ta thấy ở thời điểm cuối kỳ khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch cần tiền. Tuy nhiên, dự trữ tiền quá nhiều và lâu thì chưa hẳn đã tốt. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng thể hiện doanh nghiệp đã chú ý đến điểm này, không dự trữ tiền quá nhiều. Các khoản phải thu giảm nhiều (520 triệu với tỷ lệ giảm 22,22%) dẫn đến tỷ trọng các khoản phải thu đầu năm là 14,44% trong tổng TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ chỉ còn 11,24% giảm 3,20%. Điều này thể hiện doanh nghiệp đà tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc để chiếm dụng vốn.

Hàng tồn kho giảm 190 triệu với tỷ lệ giảm 3.06% chủ yếu là giảm thành phẩm tồn kho và hàng gửi bán chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đến việc bán hàng, để thu hồi vốn. Nguyên vật liệu trong kho tảng điều đó phù hợp với việc tăng tài sản cố định. Bỏi lẽ năng lực sản xuất tăng thì mức tiêu hao vật liệu cùng tăng lên và như vậy việc tăng nguyên liệu dự trữ là đúng đắn. Điều đó tạo điều kiện cho sản xuất được thường xuyên liên tục.

Việc phân tích trên cho thấy: Việc phân bổ vốn ở doanh nghiệp có sự cải thiện rõ rệt: tảng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất kinh doanh, thu hút khách hàng, giảm các loại tài sản không cần thiết, tạo điều kiện sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn, hạn chế rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa phải đủ và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh và thực hiện các giao dịch cần tiền, tăng tốc độ luân chuyển vốn...

Viết bình luận