Dự báo rủi ro kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đưa ra các quyết định, và mỗi quyết định đó tiềm ẩn những rủi ro.

Dự báo rủi ro kinh doanh

Vì vậy, trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp, nhà quản trị luôn phải đặt ra các câu hỏi:

- Liệu doanh nghiệp sẽ gặp phải loại rủi ro nào khi thực hiện các quyết định này? (tức là phải nhận biết được khả năng rủi ro).

- Những rủi ro đó là đáng kể hay không đáng kể (nghĩa là phải dự báo khả năng rủi ro).

- Có cách gì để lẩn tránh hay kiểm soát được rủi ro đó không? và cần bao nhiêu chi phí cho những giải pháp đó (tức là đưa ra những quyết định phù hợp để quản lý và kiểm soát rủi ro.

Với vai trò cung cấp thông tin cho nhà quản trị, người làm công tác phân tích cần tìm ra câu trả lời cho 2 nội dung đầu, tức là cần phải nhận biết dược rủi ro và dự báo về khả năng rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho nhà quản trị hoạch định những chính sách hay giải pháp quản trị rủi ro hữu hiệu, nhằm giảm thiểu rủi ro và có thể đạt được mục tiêu đặt ra.

hoạch định những chính sách hay giải pháp quản trị rủi ro hữu hiệu

Bước 1: Nhận biết rủi ro

Rủi ro kinh doanh có thể chia làm 2 loại cơ bản: rủi ro bên ngoài và rủi ro nội tại.

Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành các hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi loại doanh nghiệp có một loại rủi ro nội tại riêng. Doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công, trước hết phải nhận thức đúng rủi ro nội tại để có biện pháp kiểm soát và chế ngự chúng. Chúng ta biết rằng, có loại rủi ro có thể lẩn tránh, nhưng có loại rủi ro cần phải được chế ngự, chẳng hạn doanh nghiệp có thể vẫn phải duy trì một bộ phận kinh doanh thua lỗ để duy trì việc làm cho người lao động, đổ cung cấp loại phụ tùng thay thế đặc trưng, hoặc để gánh bớt một phần định phí cho toàn doanh nghiệp... Tuy nhiên, khôn khéo của nhà quản trị là đưa ra giải pháp giảm thiểu thua lỗ đến mức có thể của loại-rủi ro đó (cho dù không dễ gì xóa bỏ nó).

Rủi ro kinh doanh bên ngoài là những trường hợp rủi ro nằm ngoài kiểm soát của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có thể gặp phải loại rủi ro bên ngoài khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp đó.

Việc nhận biết cụ thể từng loại rủi ro có thể được thực hiện khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên giác độ chung nhất, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gặp phải một số dạng rủi ro nhất định.

Để nhận biết cụ thể về rủi ro, có thể lập bảng phân tích sau:

Bảng xxx Nhận biết rủi ro kinh doanh

Loại rủi ro

Khả năng rủi ro

1. Rủi ro nội tại

- Rủi ro có thể xảy ra ỏ bộ phận

- Loại hình kinh doanh có thể gặp rủi ro
- Loại sản phẩm có thể rủi ro..

2- Rủi ro bên ngoài
a- Rủi ro từ các bên hữu quan

- Rủi ro có thể xảy ra từ nhà cung cấp...

- Rủi ro có thể từ khách hàng (thị trường loại sản phẩm, tên khách hàng cụ thể)...

- Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh

b- Rủi ro từ các yếu tố môi trường vĩ mô

- Rủi ro từ môi trường pháp lý Quật pháp, chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội)

- Rủi ro từ môi trường tự nhiên

- Rủi ro từ môi trường xã hội...

Bước 2: Dự báo khả năng rủi ro

Mọi rủi ro trong kinh doanh sẽ dẫn đến sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do vậy, khi dự báo rủi ro kinh doanh, chủ yếu và trước hết chúng ta phải dự báo khả năng biến động của chỉ tiêu lợi nhuận. Sau đó, dự báo về khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận như doanh thu, chi phí và khả năng ảnh hưởng của từng nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Để dự báo (định lượng) được khả năng rủi ro, chúng ta dựa vào hàm phân phối thống kê để xác định giới hạn chấp nhận rủi ro đối với chỉ tiêu lợi nhuận, nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận.

* Dự báo về sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Khả năng biến động của lợi nhuận được đo bằng độ lệch chuẩn của chuỗi các biến số về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua một số năm.

Nếu ký hiệu mức lợi nhuận của từng năm nghiên cứu là LNi, và xác suất tương ứng của nó là Pi, thì LN mong muốn đạt được (kỳ vọng toán của LN) trong hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định như sau:

\(\overline {LN} \) = E(LN) = \(\sum\limits_{i = 1}^n {L{N_i}} \) x Pi; Trong đó: \(\sum\limits_{i = 1}^n {Pi} \) = 1

\(\overline {LN} \) là trị số trung bình của LN, tiêu biểu cho xu hưởng tập trung của lợi nhuận. Đó chính là mức lợi nhuận trung bình đạt được trong điều kiện kinh doanh của những năm nghiên cứu hay còn gọi là mức độ tập trung của chỉ tiêu lợi nhuận.

Tuy nhiên, rủi ro kinh doanh luôn tiềm ẩn, luôn có khả năng làm cho lợi nhuận chệch khỏi mức tập trung đó. Để đo lường rủi ro, chúng ta sử dụng các công cụ thống kê tài chính quan trọng là kỳ vọng toán, phương sai và độ lệch chuẩn.

Ta có: \({\sigma ^2} = \sum\limits_{i = 1}^n {{{(L{N_i} - E)}^2}} \) x Pi

Vì chuỗi biến số là lợi nhuận đã thực hiện trong quá khứ nên xác suất đều như nhau là 1/n. Theo nguyên lý thống kê, phương sai được tính như sau:

δ2 = \({\sigma ^2} = \frac{{\sum\limits_{i = 1}^n {{{(L{N_i} - \overline {LN} )}^2}} }}{n}\) vì (Pi = \(\frac{1}{n}\))

Trong đó:

+ n: chuỗi thời gian thống kê nghiên cứu (5 -> 10 năm)

+ δ2: phương sai (tính cho chỉ tiêu lợi nhuận).

+ LNi: lợi nhuận đạt được trong từng nàm nghiên cứu.

+ \(\overline {LN} \): lợi nhuận bình quân trong n năm nghiên cứu.

Khả năng biến động của lợi nhuận sẽ được đo dựa trên độ lệch chuẩn ô (ô = ô*) của chuỗi các biến số về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn thường chịu ảnh hưởng của quy mô chuỗi. Do đó, để chuẩn hóa, người ta lấy độ lệch chuẩn chia cho giá trị trung bình của chuỗi biến số về lợi nhuận được dùng để nghiên cứu, gọi là hệ số biến thiên của lợi nhuận hoạt động kinh doanh, ký hiệu cv.

Cv(LN) = \(\frac{{δ(LN)}}{{\overline {LN} }}\) x 100

Hay: Cv(LN) = \(\sqrt {\frac{{\frac{{\sum\limits_{i = 1}^n {{{(L{N_i} - L\overline N )}^2}} }}{n}}}{{\overline {LN} }}} \) x100

Trong đó: Cv(LN): Hệ số biến thiên về lợi nhuận

  • δ(LN): Độ lệch chuẩn của lợi nhuận
  • \(\overline {LN} \): Lợi nhuận bình quân giữa các kỳ nghiên cứu.

Hệ số biến thiên về lợi nhuận chính là chỉ tiêu phản ánh sự biến động của lợi nhuận trong thời gian nghiên cứu. Nó được sử dụng để dự báo về khả năng rủi ro đối với chỉ tiêu lợi nhuận sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, của từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Trên cơ sở đó, cung cấp cho nhà quản trị thông tin thích hợp để đưa ra các quyết định quản lý.

Ví dụ: Giả sử ta có số liệu thống kê về lợi nhuận của doanh nghiệp Toàn Thắng trong 5 năm liền như sau:

            Đơn vị: 1.000.000

Thời gian nghiên cứu

Lợi nhuận

Tổng số

SPA

SPB

SPC

t-4

700

200

250

250

t-3

1.000

300

300

400

t-2

930

330

300

300

t-1

1.300

500

400

400

t

1.250

400

450

400

Theo số liệu đã cho, ta có thể tính được các chỉ tiêu như sau:

E(LN) = \(\overline {LN} \) = \(\frac{{{\text{700 + 1000 + 930 + 1300 + 1250}}}}{5}\) = 1.036

E(LNA) = \(\frac{{{\text{200 + 300 + 330 + 500 + 400}}}}{5}\) = 346

E(LNB) = \(\frac{{{\text{250 + 300 + 300 + 400 + 450}}}}{5}\) = 340

E(LNC) = \(\frac{{{\text{250 + 400 + 300 + 400 + 400}}}}{5}\) = 350

CV(LN)= \(\sqrt {\frac{{{{(700 - 1036)}^2} + {{(1000 - 1036)}^2} + {{(930 - 1036)}^2} + {{(1300 - 1036)}^2} + {{(1250 - 1036)}^2}}}{{1036}}}\) x 100

Cv (LN) = 21,72%

Có thể tính riêng cho từng sản phẩm A,B,C bằng cách tương tự, ta có:

Cv(A) = 28,99%, Cv(B) = 21,61%; Cv(C) = 18,07%

Qua kết quả tính toán cho thấy: lợi nhuận kỳ vọng của toàn bộ sản phẩm là 1036; hệ số biến thiên của lợi nhuận là 21,72%, trong đó lợi nhuận kỳ vọng của từng loại sản phẩm A, B, C lần lượt là: C(A)= 346; E(B)= 340, E(c) = 350 và hệ số biến thiên tương ứng là:

Cv(A) = 28,99%, Cv(B) = 21,61%; Cv(c) = 18,07%

Từ kết quả tính toán trên có thể kết luận: sản xuất sản phẩm A có độ rủi ro cao nhất, sản xuất sản phẩm B có độ rủi ro trung bình, còn sản xuất sản phẩm c có độ rủi ro thấp nhất.

Bằng phương pháp tương tự, chúng ta cũng dự báo được sự biến thiên của những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như doanh thu, chi phí và những nguyên nhân ảnh hưởng cụ thể. Ví dụ doanh thu chịu ảnh hưởng bởi số lượng tiêu thụ và đơn giá bán nên có thể dự báo về mức độ biến động của từng nhân tố qua lại số biến thiên của chúng.

Đối với các nguyên nhân ảnh hưởng không xác định được cụ thể (không lượng hóa được) thì có thể tính dựa trên quy luật (0-1). Chúng ta liệt kê những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và lựa chọn giá trị cho các nguyên nhân là 1: Nếu có ảnh hưởng; giá trị là 0: Nếu không ảnh hưởng. Từ đó, để xác định hệ số biến thiên của lừng nguyên nhân, tức là dự báo khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với từng nguyên nhân nói riêng, toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Với sự trợ giúp của phần mềm thống kê, những phép tính trên sẽ được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng. Qua đó, chúng ta có đầy đủ thông tin cần thiết về dự báo rủi ro kinh doanh để giúp nhà quản trị đưa ra quyết định quản lý phù hợp.

Viết bình luận