Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước). Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào ảnh hướng đến (Bởi đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp) dựa vào công thức:

LN = DT - GV + (Dtc-Ctc) - CB - CQ

Trong đó:

  • LN: Lợi nhuận kinh doanh;
  • DT: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
  • GV: Trị giá vốn của hàng bản;
  • Dtc: Doanh thu tài chính;
  • Ctc: Chi phí tài chính;
  • CB: Chi phí bán hàng;
  • CQ: Chi phí quản lý kinh doanh.

Nếu thu thập được thông tin kế hoạch của doanh nghiệp về các chỉ tiêu doanh thu thuần, trừ giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì có thể tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch.

Ví dụ: Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABC (biểu 02-DN) ta tiến hành lập bảng phân tích sau:

Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu

Mã số

Kỳ trước

Kỳ này

Tăng giảm

Số tiền

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5

6

1. Tổng doanh thu về bh và ccdv

01

14000

20000

6000

42.86

2. CK giảm trừ

03

280

700

420

150.00

3. Doanh thu thuần

10

13720

19300

5580

40.67

4. Giá vốn hàng bán

11

13000

18200

5200

40.00

5. Lợi nhuận gộp

20

720

1100

380

52.78

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

300

300

0

0.00

7. Chi phí tài chính

22

200

210

10

5.00

Trong đó: lãi vay phải trả

23

200

210

10

5.00

8. Chí phí bán hàng

24

400

500

100

25.00

9. Chi phí QLDN

25

200

200

0

0.00

10. Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh

30

220

490

270

122.73

11. Thu nhập khác

31

-

260

260

-

12. Chi phí khác

32

-

180

180

-

13. Lợi nhuận khác

40

-

80

80

-

14. Tổng lợi nhuận trước thuế

50

220

570

350

159.09

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

+98

159.09

16. Chi phí thuế TNDN hoàn lại

17. Lợi nhuận sau thuế

60

158.4

410.4

+252

159.09

Từ bảng phân tích cho thấy: Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 252 triệu đồng với tỷ lệ tăng 159,09% cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm nay tốt hơn năm trước. Điều đó thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của công ty trong quá trình kinh doanh. Bảng phân tích trên cũng cho thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng cụ thể: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 270 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 122,73%, lợi nhuận khác tăng 80 triệu đồng, tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp tảng 350 triệu đồng với tỷ lệ tăng 159,09%.

Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí ta thấy:

Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6000 với tỷ lệ tăng 42,86%. Có thể thấy đây là sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy cũng cần nghiên cứu doanh thu tăng là do số lượng sản phẩm bán ra tăng hay do doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm, những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó và tình hình về thành phẩm hàng hóa tồn kho ở doanh nghiệp như thế nào.

Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp

- Doanh thu thuần tăng 5.580 triệu với tỷ lệ 40,67%. Doanh thu thuần tăng là do doanh thu bán hàng tăng, giảm giá hàng bán giảm tuy nhiên giảm giá hàng bán lại tăng. Nếu không có sự giảm giá hàng bán thì doanh thu thuần còn tăng nhiều hơn cần đi sâu xem xét vì sao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp lại giảm dẫn đến doanh nghiệp phải gia tăng giảm giá hàng bán.

- Do giá vốn hàng bán tăng 5.200 triệu với tỷ lệ 40% khi lượng hàng tiêu thụ tăng thì trị giá vốn của hàng bán ra cũng tăng là lẽ đương nhiên. Vấn để cần xem xét thêm là trị giá vốn đơn vị (giá thành sản xuất sản phẩm) của hàng bán ra có tăng hay không?

- Doanh thu hoạt động tài chính không thay đổi

- Chi phí tài chính tăng 10 triệu đổng vối tỷ lệ tăng là 5% đã làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 10 triệu đồng. Toàn bộ chi phí tài chính là lãi vay phải trả điều đó cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã dùng vốn vay cao hơn so với kỳ trước

- Chi phí bán hàng tăng 100 triệu với tỷ lệ tăng 25% đà làm lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh giảm 100 triệu. Chi phí bán hàng tăng nếu không có khoản chi nào lãng phí bất hợp lý thì điều đó sẽ làm gia tăng doanh thu bán hàng và thực tế doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đã tăng 42,86%

- Chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi trong khi lượng hàng tiêu thụ tăng thể hiện hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh tầng.

Như vậy, có thể thấy trong năm nay công ty đã đẩy mạnh bán ra để tăng doanh thu thuần, điều đó chẳng những làm tăng lợi nhuận mà còn tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Khi khối lượng tiêu thụ tăng thì trị giá vốn hàng bán cũng tăng là lẽ đương nhiên. Trong trường hợp này không thể coi là khuyết điểm trong quản lý giá thành mà là sự cố gắng trong tiêu thụ sản phẩm. Trong kỳ chi phí tài chính tăng và chi phí bán hàng tăng làm lợi nhuận giảm cần xem xét cụ thể có khoản chi phí bất hợp lý hay không và lãng phí ở chỗ nào.

Sau khi tiến hành phân tích số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người ta tiến hành tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí:

1- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: là tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, được tính toán bằng công thức sau:

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần \(=\frac{\text { Trị giá vốn hảng bán }}{\text { Doanh thu thuần }}\times 100 \%\)

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

2- Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: là tỷ lệ % của chi phí bán hàng trong tổng số doanh thu thuần. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần được tính bằng công thức sau:

Tỷ suất bán hàng trên doanh thu thuần \(=\frac{\text { Chi phí hàng bán }}{\text { Doanh thu thuần }}\times 100 \%\)

Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng

Tỷ suất chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.

3- Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần: là tỷ lệ % giữa chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu thuần.

Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần\(=\frac{\text { Chi phí quản lý doanh nghiệp}}{\text { Doanh thu thuần }}\times 100 \%\)

Chỉ tiêu này cho biết: để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao nhiêu đồng chi phí quản lý.

Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh: Ngoài các chỉ tiêu thể hiện ngay trong báo cáo kết quả kinh doanh như: Doanh thu thuần, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lãi khác, lợi nhuận kế toán, tổng lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, tổng lợi nhuận sau thuế cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau:

1- Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần: là tỷ lệ % của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong doanh thu thuần. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần\(=\frac{\text { Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh}}{\text { Doanh thu thuần }}\times 100 \%\)

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cho biết: cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

2- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận kế toán) trên doanh thu thuần: là tỷ lệ % của lợi nhuận kế toán trong doanh thu thuần. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận kế toán) trên doanh thu thuần \(=\frac{\text { Lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận kế toán)}}{\text { Doanh thu thuần }}\times 100 \%\)

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần phản ánh kết quả của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành. Nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán.

3- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: là tỷ lệ % của lợi nhuận sau thuế trong tổng doanh thu thuần.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần \(=\frac{\text { Lợi nhuận sau thuế }}{\text { Doanh thu thuần }}\times 100 \%\)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Thực chất của việc tính toán, nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệ từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể là doanh thu thuần. Có nghĩa là lấy doanh thu thuần làm tổng thể quy mô chung, những chỉ tiêu khác trên báo cáo kết quả kinh doanh là tỷ trọng từng phần trong quy mô chung đó.

Về phương pháp phân tích thông qua các chỉ tiêu này là so sánh kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) của từng chỉ tiêu để xác định dấu hiệu của tính hiệu quả hoặc không hiệu quả làm tiền đề cho việc lựa chọn, đi sâu tìm hiểu những vấn đề khác, làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Viết bình luận