Phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến kết quả kinh doanh

Rủi ro kinh doanh gắn liền với kết cấu chi phí của doanh nghiệp. Kết cấu chi phí là tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí bỏ ra trong kỳ. Vì vậy, phân tích rủi ro kinh doanh không thể không phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến kết quả kinh doanh. Việc phân tích bắt đầu từ việc xem xét hệ số đòn bẩy kinh doanh.

Phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến kết quả kinh doanh

Hệ số đòn bẩy kinh doanh: Quan hệ giữa sự biến động của tiêu thụ và sự biến động của kết quả kinh doanh được biểu diễn bằng hệ số đòn bẩy kinh doanh (HCD)

\({H_{CD}}= \frac{{\frac{{{Δ_{LN}}}}{{LN}}}}{{\frac{{{Δ_{SL}}}}{{SL}}}}\) (6.5)

Trong đó: LN là kết quả kinh doanh không tính chi phí và thu nhập tài chính

  • ΔLN là mức tăng lợi nhuận
  • SL là khối lượng sản phẩm tiêu thụ
  • ΔSL là mức tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ

Hệ số này thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

Giả sử, nếu với khối lượng sản phẩm tiêu thụ cho trước là SL, một doanh nghiệp tảng kết quả kinh doanh (lợi nhuận) 30%, trong khi đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ tầng 20% thì hệ số đòn bẩy kinh doanh là:

\({H_{CD}} = \frac{{30\% }}{{20\% }}\) = 1,5

Điều đó có nghĩa là cứ tăng 1% khối lượng sản phẩm tiêu thụ thì sẽ tảng được 1,5% lợi nhuận

Quan hệ giữa hệ số đòn bẩy kinh doanh, chi phí biến đổi và chi phí cố định:

Hệ số đòn bẩy kinh doanh có thể diễn đạt bằng cách khác, đó là thay kết quả kinh doanh bằng giá trị của nó theo biểu thức 6.1

Kết quả kinh doanh lợi nhuận được viết là:

LN = SL x (g - Cb) - CD

Trong đó: LN là lợi nhuận kinh doanh

  • g là giá bán đơn vị
  • Cb là chi phí biên đổi đơn vị
  • CD là chi phí cố định

Vì chi phí cố định không thay đổi trong kỳ, nên mức tăng của lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là:

ΔLN = ΔSL x (g - Cb)

Mức tăng tương đối của lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh được viết là:

\(\frac{{Δ_{LN}}}{{LN}} = \frac{{Δ_{LN}(g - Cb)}}{{SL(g - Cb) - CD}}\)

Thay \(\frac{{Δ_{LN}}}{{LN}}\) bằng giá trị HCD

HCD = \(\frac{{\frac{{Δ_{SL}(g - Cb)}}{{SL(g - Cb) - CD}}}}{{\frac{{Δ_{SL}}}{{SL}}}}\) = \(\frac{{SL(g - Cb)}}{{SL(g - Cb) - CD}}\) = \(\frac{{D - CB}}{{D - CB - CD}}\) (6.6)

Trong đó: D = SL x g, CB = SL x Cb

Với khối lượng sản phẩm tiêu thụ cho trước, hiểu thức 6.6 cho ta thấy hệ số đòn bẩy kinh doanh cũng tăng như chi phí cố định (Tỷ lệ tăng như nhau). Từ đó, ta có thể rút ra kết luận về mặt tài chính như sau: Nếu một doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy kinh doanh cao, thì những thay đổi nhỏ của doanh số tiêu thụ sản phẩm sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận sẽ tăng rất nhanh trong trường hợp gia tảng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nhưng cũng giảm rất mạnh nếu có sự giảm sút khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

Tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp ở gần điểm hoà vốn là không tốt, vì đó là tình trạng cực kỳ mạo hiểm. Để giảm bớt rủi ro do đòn bẩy kinh doanh tảng, một số doanh nghiệp thực hiện giảm chi phí cố định bằng cách nhận gia công đặt hàng, giảm đầu tư vào tài sản cố định...

Viết bình luận