Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính doanh nghiệp

Dự báo báo cáo tài chính có thể lập cho khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dự báo báo cáo tài chính thường được lập hàng năm phù hợp với năm tài chính, nhằm thuận lợi cho việc đánh giá tình hình tài chính của DN. Dự báo năm được chia thành 4 quý, trước mỗi quý có thể điều chỉnh các chỉ tiêu dự báo cho phù hợp với tình hình thực tế.

Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hệ thống các chỉ tiêu dự bảo báo cáo tài chính DN bao gồm nhiều dự báo chi tiết cho từng báo cáo, các dự báo chi tiết này có quan hệ ràng buộc lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất trong hoạt động tài chính của DN. Xuất phát điểm của hệ thống dự báo báo cáo tài chính DN là báo cáo kết quả kinh doanh. Phần báo cáo lãi (lỗ), trong đó chỉ tiêu đầu tiên là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chỉ tiêu này sẽ chi phối tới các chỉ tiêu: hàng tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền, các khoản phải thu, thuế phải nộp, lãi (lỗ), nguồn vốn kinh doanh trên bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chỉ tiêu giá vốn hàng bán, lãi (lỗ) trên báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời nó cũng chịu sự tác động trở lại của các chỉ tiêu trên. Đến lượt nó, từng chỉ tiêu trên lại tác động đến các chỉ tiêu khác trên hệ thống báo cáo tài chính bằng mối quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Do đó, khi dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính phải tính tới mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và mối quan hệ của các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính với nhau theo nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc phù hợp của kế toán và tính khoa học, khả thi của các chỉ tiêu dự báo.

Mô hình về mối quan hệ của các chỉ tiêu chủ yếu trong hệ thống chỉ tiêu dự báo báo cáo tài chính DN như sau:

Hệ thông báo cáo tài chính doanh nghiệp

Viết bình luận