Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Đây là phương pháp dự báo đơn giản nhằm dự báo các chỉ tiêu chủ yếu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người dự báo cần nắm rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm, tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...) và xu hướng biến động của thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp để vừa xác lập được mối quan hệ của các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính với doanh thu, vừa ước tính được những biến động của thị trường làm thay đổi mối quan hệ của chỉ tiêu đó so với tỷ lệ % trên doanh thu. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây:

Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Bước 1: Tính số dư bình quân của một số khoản mục trong bảng cân đối kế toán ngay trước kỳ dự báo.

Bước 2: Chọn các khoản mục chịu tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu trong các báo cáo tài chính (B01,02,03 - DN) tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện được trong báo cáo kết quả kinh doanh đang xem xét.

Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đã xác định, thông tin dự báo về doanh thu, các thông tin khác về các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính để dự báo các chỉ tiêu có liên quan trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho hiên độ kế toán tiếp theo.

Bước 4: Hoàn thiện các báo cáo tài chính cần dự báo.

Phương pháp này thực chất là phương pháp dự báo dựa trên tính ỳ.

Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu

Ví dụ: Năm N công ty D&K đạt doanh thu 50.000 tỷ đồng và đạt tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) trên doanh thu là 10%. Công ty dùng 50% lợi nhuận sau thuế để trả lãi cổ phần. Dự kiến năm (N+1) doanh thu đạt là 65.000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu ước đạt như năm N, và công ty dự kiến chính sách phân phối lợi nhuận hấp dẫn hơn cho các cổ đông bằng cách dùng 80% lợi nhuận sau thuế để trả lãi cổ phần, giả định các cổ đông nhận cổ tức không dùng để tái đầu tư tại doanh nghiệp, thiếu vốn lưu động doanh nghiệp phải đi vay ngắn hạn. Hãy dự báo các chỉ tiêu chủ yếu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp năm (N+1). Biết rằng công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 28% và có tài liệu về các chỉ tiêu của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm N như sau:

BIỂU 1. TRÍCH SỐ DƯ BÌNH QUÂN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM N

              Ngày 31/12/N

                      Đơn vị: 1.000.000.0000đ

Tài sản

Số dư bình quân

Nguồn vốn

Số dư bình quân

A- Tài sản lưu động

8000

A- Nợ phải trả

5500

I. Tiền

1000

I- Nợ ngắn hạn

5000

II. Các khoản phải thu

1500

1- Vay ngắn hạn

500

IV. Hàng tồn kho

3000

2- Phải trả cho người bán

2000

V. Tài sản cố định (Giá trị còn lại)

2500

3- Thuế và các khoản phải nộp NN

1000

B- Tài sản cố định

6000

4- Phải trả cho công nhân viên

1500

- Nguyên giá

8000

- Giá trị hao mòn

2000

II- Nợ dài hạn

500

B- Nguồn vốn chủ sở hữu

8500

1- Nguồn vốn kinh doanh

7000

2- Lợi nhuận chưa phân phối

1500

Tộng cộng

14000

Tổng cộng

14.000

BIỂU 2. TRÍCH CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

       (PHẦN I - BÁO CÁO LÃI (LỖ) NĂM N)

                 Đơn vị: 1.000.000.0000đ

Chỉ tiêu

Lũy kế từ đầu năm

1/ Tổng doanh thu bán hàng

50.000

2/ Doanh thu thuần

50.000

3/ Giá vốn hàng bán

25.000

4/ Lãi gộp

25.000

5/ Chi phí bán hàng

10.000

6/ Chi phí quản lý doanh nghiệp

10.000

7/ Tổng lãi trước thuế

5.000

8/ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

1.400

9/ Lãi sau thuế

3.600

Yêu cầu: Lập dự báo các chỉ tiêu chủ yếu trên B01- DN và B02 - DN - Phần 1 theo các phương pháp thích hợp.

Bài giải:

Ta nhận thấy ở B01 - DN tất cả các khoản mục ở phần tài sản lưu động đều phải chịu sự tác động trực tiếp của doanh thu, riêng tài sản cố định không liên quan trực tiếp đến doanh thu ta có thể dự báo theo nguyên trạng. Phần nguồn vốn ta nhận thấy chỉ có các khoản mục 1, 2, 3 của nợ ngắn hạn thỏa mãn điều kiện quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu nên ta tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục này với doanh thu,các khoản mục còn lại có thể dự báo theo nguyên trạng. Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các chỉ tiêu đều quan hệ trực tiếp với doanh thu và chịu sự chi phối chủ yếu của chỉ tiêu này nên ta cũng tính tỷ lệ % của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh theo doanh thu, đồng thời dự báo các chỉ tiêu này cho năm (N + 1)

BIỂU 3. TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) GIỮA CÁC KHOẢN MỤC CỦA B01 - DN CÓ QUAN HỆ TRỰC TIẾP

      VÀ CHẶT CHẼ VỚI DOANH THU VÀ DỰ BÁO B01-DN CHO NĂM (N+1)

                            Đơn vị tính: tỷ đồng

Tài sản

Tỷ lệ %

Dự báo năm (N+1) cuối kỳ

Nguồn vốn

Tỷ lệ %

Dự báo năm (N+1) cuối kỳ

A/ Tài sản lưu động

16%

10.400

A/ Nợ phải trả

6964

II/ Tiền

2%

1.300

I/ Nợ ngắn hạn

6464

1/ Vay ngắn hạn

614

II/ Các khoản phải thu

3%

1.950

2/ Phải trả người bán

4%

2600

IV/ Hàng tồn kho

6%

3.900

3/ Thuế phải nộp

2%

1300

V/ Tài sản lưu động khác

4/ Phải trả công nhân viên

3%

1950

B/ Tài sản cố định

II/ Nợ dài hạn

500

- Nguyên giá

B/ Nguồn vốn chủ sở hữu

9436

- Giá trị hao mòn

1/ Nguồn vốn kinh doanh

7000

2/ Lãi chưa phân phối

2436

Cộng tài sản

16%

16.400

Cộng nguồn vốn

9%

16.400

BIỂU 4. TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) GIỮA CÁC KHOẢN MỤC CỦA B02 - DN :

  PHẦN 1 CÓ QUAN HỆ TRỰC TIẾP VÀ CHẶT CHẼ VỚI DOANH THU

    VÀ DỰ BÁO B02 - DN: PHẦN 1 CHO NĂM (N+1)

                    Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % trên doanh thu: %

Dự báo năm (N+l).Luỹ kể từ đầu năm

1/ Tổng doanh thu

100

65.000

2 / Doanh thu thuần

100

65.000

3 / Giá vốn hàng bán

50

32.500

4 / Lãi gộp

50

32.500

5/ Chi phí bán hàng

20

13.000

6 / Chi phí quản lý doanh nghiệp

20

13.000

7 / Tổng lãi trước thuế

10

6.500

8/ Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.8

1.820

9/ Lãi sau thuế

7.2

4.680

Nhận xét:

- Cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng nên cần phải tảng 0,16 đồng tiền vốn để bổ sung cho phần tài sản (16%).

- Cứ 1 đồng doanh thu sản phẩm tàng lên thì doanh nghiệp phải chiếm dụng vốn trong thanh toán là 0,09đ (9%).

Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên doanh nghiệp chỉ cần bổ sung:

0,16 - 0,09 = 0,07 đ vốn

Vậy nhu cầu vốn cần bổ sung thêm cho năm N+1 là:

(65.000 tỷ - 50.000 tỷ) x 0,07 = 1050 tỷ

Khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu vẫn được doanh nghiệp duy trì như năm N thì lợi nhuận trước thuế của năm (N + 1) là:

65.000 tỷ x10% = 6500 tỷ

Lợi nhuận sau thuế là:

6500 tỷ - (6500 tỷ x 28%) = 4680 tỷ

Lợi nhuận còn lại sau khi chia lãi cổ phần (lợi nhuận bổ sung vốn) là:

4680 tỷ (1- 0,8) = 936 tỷ đồng

Như vậy với nhu cầu tàng tài sản lưu động ở kỳ dự báo là 1050 tỷ đồng, DN có thể dùng lợi nhuận không chia của doanh nghiệp để trang trải la 936 tỷ, số còn lại 1050 tỷ - 936 tỷ = 114 tỷ doanh nghiệp phải huy động từ bên ngoài bằng cách vay ngắn hạn các tổ chức kinh doanh tiền tệ.

Viết bình luận