Dự báo rủi ro tài chính là gì?

Hoạt động tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào cuối cùng cũng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể là: Tối đa hóa lợi nhuận; đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản công nợ; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu.

Dự báo rủi ro tài chính

Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động khác của doanh nghiệp, hoạt động tài chính cùng luôn có nguy cơ gặp phải rủi ro. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp là khả năng có thể xảy ra tổn thất về mặt tài chính. Nói cách khác, rủi ro tài chính là khả năng mà hoạt động tài chính của doanh nghiệp không đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động tài chính. Đó là nguy cơ xảy ra rủi ro sau:

- Lợi nhuận giảm sút so với mục tiêu

- Không đảm bảo khả năng thanh toán

- Không bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu.

Dự báo rủi ro tài chính cần phải dự báo khả năng xảy ra những rủi ro trên. Tuy nhiên, khả năng giảm sút lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ là rủi ro tài chính, nó còn là rủi ro đầu tư và rủi ro kinh doanh. Vấn đề này đã được dự báo trong rủi ro kinh doanh. Do vậy, nội dung dự báo rủi ro tài chính chỉ tập trung vào việc dự báo rủi ro về khả năng thanh toán và khả năng không bảo toàn và phát triển được nguồn vốn chủ sở hữu.

Để cung cấp thông tin thích hợp cho nhà quản trị, dự báo rủi ro tài chính cũng thực hiện qua 2 bước sau:

Bước 1: Nhận biết khả năng rủi ro

Để nhận biết rủi ro tài chính, doanh nghiệp có thế lập biểu phân tích sau:

Mục tiêu quản lí

Khả năng rủi ro

1. Đảm bảo khả năng thanh toán

a. Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát (H)

- Không đảm bảo khả năng thanh
toán
- Không đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát hoặc giảm so với kỳ trước quá nhiều

b. Hệ số khả năng thanh toán
nhanh (H)

- Không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh

c. Hệ số khả năng thanh toán tức
thời (H)

- Không đảm bảo khả năng
thanh toán tức thời

d. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

- Không đảm bảo khả năng thanh
toán lãi vay, hoặc khả năng thanh
toán lãi vay giảm sút so vói kỳ trước.

2. Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở lưu

- Khả năng không bảo toàn
hay phát triển được vốn chủ sở hữu

a. Hệ số nợ trên tài sản (H)

- Khả năng hệ số nợ trên tài sản
tăng do doanh nghiệp không bảo
toàn và phát triển vốn chủ sở hữu.

b. Khả năng hệ số nợ trên tài sản
tăng do doanh nghiệp không bảo
toàn và phát triển vốn chủ sở hữu.

- Khả năng H>2 do nguồn vốn chủ
sở hữu quá nhỏ.

c. Hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở
hữu

- Khả năng H>1, doanh nghiệp lệ
thuộc quá nhiều vào chủ nợ

d. Hệ số nợ dài hạn trên nguồn
vốn chủ sở hữu.

Khi lập bảng nhận biết khả năng rủi ro cán chỉ rõ khả năng rủi ro cụ thể đối với từng mục tiêu quản lý.

Bước 2: Dự báo khả năng rủi ro

Rủi ro tài chính xảy ra khi doanh nghiệp không đảm bảo thực hiện được mục tiêu của hoạt động tài chính thông qua các hệ số nhất định. Do vậy, để dự bảo rủi ro tài chính, người ta dựa trên hệ số biến thiên của từng hệ số trong khoảng thời gian nghiên cứu. Để tính hệ biến thiên chúng ta cũng phải dùng kỳ vọng toán, phương sai và độ lệch chuẩn theo nguyên lý thống kê. Chuỗi hệ số nghiên cứu là quá khứ, nén khả năng xảy ra (xác suất) của mỗi hệ số đều như nhau, và bằng 1/n.

Dự báo khả năng rủi ro

Nếu gọi hệ số cần nghiên cứu là H, ta có thể xác định được hệ số biến thiên của các hệ số theo công thức tổng quát sau:

CV(H)= \(\frac{{δ(H)}}{{\overline H }}\) x 100

Hay Cv = \(\frac{{\frac{{\sum\limits_{i = 1}^n {{{({H_i} - \overline H )}^2}} }}{n}}}{{\overline H }}\) x 100

Trong đó:

  • CV(H): Hệ số biến thiên của từng hệ sở nghiên cứu
  • δ(H): Độ lệch chuẩn của hệ số nghiên cứu
  • \(\overline H \) : Số bình quân của hệ số nghiên cứu giữa các kỳ nghiên cứu
  • Hi: Giá trị của hệ số nghiên cứu trong năm thứ i

Hệ số biến thiên của từng hệ số nghiên cứu chính là chỉ tiêu phản ánh sự biến động của hệ số nghiên cứu trong chuỗi thời gian nghiên cứu. Do vậy, nó dùng để dự báo khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp đối với từng chỉ tiêu cụ thể.

Với sự trợ giúp của các phần mềm thống kê, chúng ta sẽ nhanh chóng tính được hệ số biến thiên của tất cả các hệ số cần thiết phải tính toán. Qua đó, cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời cho nhà quản trị doanh nghiệp.

Ví dụ 1: Giả sử công ty Bình Minh có số liệu thống kê về hệ số khả năng thanh toán nhanh qua 5 năm liền, lần lượt là 1,0; 0,9; 1,0; 0,7; 1,0. Ta có thể lập bảng xác suất và kỳ vọng toán của hệ số khả năng thanh toán nhanh theo bảng sau:

Thời gian nghiên cứu

Hệ số khả năng thanh toán nhanh từng năm

Xác suất

Hệ số trung
bình (Kỳ vọng
toán)

t-4

1,0

0,2

0,20

t-3

0,9

0,2

0,18

t-2

1,0

0,2

0,20

t-1

0,7

0,2

0,14

t

1,0

0,2

0,20

Cộng

1,0

0,92

Dựa trên bảng số liệu đã cho, chúng ta có thể tính hệ số biến thiên của hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty Bình Minh như sau:

CV(H)= \(\frac{{\sqrt {\frac{{{{(1,0 - 0,92)}^2} + {{(0,9 - 0,92)}^2} + {{(1,0 - 0,92)}^2} + {{(0,7 - 0,92)}^2} + {{(1,0 - 0,92)}^2}}}{5}} }}{{0,92}}\) x 100

CV(H) = 12,67%

Kết quả tính toán trên cho thấy: Mức trung bình (kỳ vọng) của hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty Bình Minh qua 5 năm qua là 0,92. Đáy là con số thể hiện khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên, hệ số biến thiên của hệ số khả năng thanh toán nhanh là 12,67% là khá lớn, có thể dẫn đến Công ty không đủ khả năng thanh toán nhanh (0,92 - 0,1267 = 0,7933). Do vậy, công ty phải có biện pháp chủ động phòng ngừa cho phù hợp.

Ví dụ 2: Giả sử tại Công ty Bình Minh có số liệu thống kê về hệ số nợ dài hạn trên nguồn vốn chủ sở hữu trong 5 năm liền và kết quả tính toán kỳ vọng toán của hệ số nợ dài hạn trên nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện ở bảng sau:

Thời gian nghiên cứu

Hệ số khả năng thanh toán nhanh từng năm

Xác suất

Hệ số trung
bình (Kỳ vọng
toán)

t-4

0,5

0,2

0,1

t-3

0,6

0,2

0,12

t-2

1,0

0,2

0,20

t-1

0,7

0,2

0,14

t

0,8

0,2

0,16

Cộng

1,0

0,72

Dựa trên bảng số liệu đã cho, chúng ta có thể tính hệ số biến thiên của hệ số nợ dài hạn trên nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Bình Minh như sau:

CV(H)= \(\frac{{\sqrt {\frac{{{{{\text{(0,50 - 0,72)}}}^{\text{2}}}{\text{ + (0,6 - 0,72}}{{\text{)}}^{\text{2}}}{\text{ + (1,0 - 0,72}}{{\text{)}}^{\text{2}}}{\text{ + (0,7 - 0,72}}{{\text{)}}^{\text{2}}}{\text{ + (0,8 - 0,72}}{{\text{)}}^{\text{2}}}}}{5}} }}{{0,72}}\) x 100

CV(H) = 23,89%

Kết quả tính toán trên cho thấy: Hệ số nợ dài hạn trên nguồn vốn chủ sở hữu trung bình (Kỳ vọng) của công ty Bình Minh qua 5 nàm là 0,72. Con số này thể hiện khả năng tự chủ tài chính của công ty khá tốt. Tuy nhiên, hệ số biến thiên của chỉ tiêu này là 23,89%. Đây là con số khá lớn, thể hiện khả năng rủi ro tài chính cao. Nói một cách khác, khả năng bảo toàn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cung sẽ gặp nhiều khó khăn khi rủi ro cao: (H = 0,72 + 0,2389 = 0,9589), gần đến mức tối đa cho phép H=l. Vì thế, công ty cần có biện pháp tích cực phòng ngừa rủi ro trong việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu, nhằm ổn định tài chính bền vững hơn.

Viết bình luận