Định giá doanh nghiệp là gì? Cách định giá doanh nghiệp

Việc định giá doanh nghiệp thường được đặt ra trong những trường hợp như: tăng vốn, sáp nhập hoặc giải thể doanh nghiệp, thanh lý doanh nghiệp,... Vào những thời điểm này, mục tiêu tài chính của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị của nó, vì thế phải lựa chọn phương pháp định giá phù hợp. Có thể áp dụng các phương pháp định giá sau đây;

Định giá doanh nghiệp

I. Giá trị nội tại theo tính toán

Giá trị nội tại theo tính toán là chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ phải trả. Ở đây cần chú ý loại trừ tác động của lạm phát để tiếp cận gần nhất với giá trị thực của doanh nghiệp. Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp được xác định như sau:

GDN = TTS - NPT

Trong đó:

  • GDN: Giá trị của doanh nghiệp
  • TTS: Tổng tài sản
  • NPT: Nợ phải trả

Trong thực tế, phương pháp này đơn giản và thường được sử dụng. Song, nhược điểm của nó là xem xét doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh, chủ yếu dựa vào các yếu tố của Bảng cân đối kế toán, chưa tính đến các khoản đầu tư vật chất cũng như năng lực quản lý và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác phương pháp này hoàn toàn không đề cập đến việc dự báo tương lai của doanh nghiệp.

II. Các phương pháp vốn hoá

Dựa trên quan điểm cho rằng giá trị của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào các dòng tiền tệ mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong tương lai. Các phương pháp này xem xét, đánh giá doanh nghiệp trong trạng thái động trên cơ sở vốn hoá các dòng tiến. Giá trị thu được qua vốn hoá lợi nhuận hoặc lợi tức cổ phần được gọi là giá trị hiệu suất. Có hai phương pháp vốn hoá:

Vốn hoá lợi nhuận

1. Vốn hoá lợi nhuận

Tỷ số giá cổ phiếu so với lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, được dự kiến trước trên thị trường. Bởi vậy, các nhà phân tích tài chính thường coi tỷ lệ vốn hoá là nghịch đảo của tỷ số giá cổ phiếu so với lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.

Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau đây:

GDN = \(\frac{{{L_{DK}}}}{{{T_{VH}}}}\)

Trong đó:

  • GDN: Giá trị của doanh nghiệp
  • LDK: Lợi nhuận dự kiến trước
  • TVH: Tỷ lệ vốn hoá

Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp X có tổng vốn góp là 1000000 cổ phiếu, lợi tức của mỗi cổ phiếu dự kiến là 30 nđ. tỷ số' giá cổ phiếu so với lợi nhuận là 10 và ổn định, thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ là:

30 nđ x 10 = 300 nđ

Như vậy, giá trị hiệu suất ước tính sẽ là:

1.000.000 x 300 nđ = 300.000.000 nđ

2. Vốn hoá lợi tức cổ phần

Nếu lợi tức cổ phần là thu nhập chủ yếu của cổ đồng, nếu nó được giữ lại đều đặn cho doanh nghiệp thì đánh giá doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở vốn hoá lợi tức cổ phần. Trong trường hợp này, giá trị hiệu suất ước DN tính của doanh nghiệp là kết quả so sánh giữa lợi tức cổ phần với tỷ lệ vốn hoá. Công thức tính như sau:

GDN = \(\frac{{{L_{CP}}}}{{{T_{VH}}}}\)

Trong đó:

  • GDN: Giá trị của doanh nghiệp
  • LCP: Lợi tức cổ phần
  • TVH: Tỷ lệ vốn hoá

Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp Y có tổng vốn góp là 1.000.000 cổ phiếu. Nếu doanh nghiệp dự kiến chi trả lợi tức cổ phần là 25 cổ phiếu, số tiền này được giữ lại thường xuyên cho doanh nghiệp với tỷ lệ vốn hoá là 10%, thì ước tính giá trị mỗi cổ phiếu sẽ là:

25 / 0,1 = 250 nđ

Như vậy, với 1.000.000 cổ phiếu đã phát hành, già trị của doanh nghiệp sẽ là:

1.000.000 x 250 nđ = 250.000.000 nđ

Khả năng sinh lời, tình hình tăng trưởng và giá trị doanh nghiệp là những vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau, về mặt nội lực mà xét, nếu không có khả năng sinh lời thì sẽ không có khả năng tăng trưởng. Không có khả năng tăng trưởng thì sẽ không có khả năng sinh lời tốt hơn trong chu kỳ tiếp theo. Nghiên cứu khả năng sinh lời và tăng trưởng sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như các đối tượng khác đánh giá đúng doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, liệu doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững được hay không, hiện tại doanh nghiệp đang gặp khó khăn trở ngại gì... Từ đó xác định đúng giá trị doanh nghiệp. Những đánh giá phù hợp, những dự đoán chính xác giúp các đối tượng đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, tổ chức thực hiện quyết định hợp lý và đạt được mục tiêu mong muốn.

Viết bình luận