Dự báo bảng cân đối kế toán là gì?

Dự báo bảng cân đối kế toán là việc dự tính một cách khái quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định trong tương lai.

Dự báo bảng cân đối kế toán

Thông qua các chỉ tiêu dự bảo trên bảng cân đối kế toán, nhà quản lý có cách nhìn tổng thể về mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu tăng cường công tác quản lý tài sản, phân phối, sử dụng vốn hợp lý hiệu quả, huy động tối đa vốn tiềm tàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở để lập dự báo bảng cân đối kế toán là dự báo bảng cân đối kế toán kỳ trước hoặc bảng cân đối kế toán thực hiện của năm trước; dự báo kết quả hoạt động kinh doanh, các dự báo có liên quan như dự báo tiền, để bảo hàng tồn kho...

Phương pháp lập dự báo bảng cân đối kế toán được thực hiện như sau:

Số liệu cột “Đầu năm” căn cứ vào số liệu kế toán cuối năm trước. Trong trường hợp dự báo được lập vào quý IV năm trước thì số liệu ở cột này, cũng là số ước thực hiện cuối năm trước.

Số liệu ở cột “Cuối kỳ” được xác định cụ thể theo từng chỉ tiêu của bảng. Những chỉ tiêu chủ yếu được dự báo một cách đầy đủ như dự báo thành phẩm, hàng hoá tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, phải thu của khách hàng... nhưng cũng có những chỉ tiêu phải dự báo dựa trên tính ỳ. Cụ thể như sau:

Bảng cân đối kế toán

*Phần tài sản:

- Chỉ tiêu A - Tài sản ngắn hạn: là tổng cộng các chỉ tiêu thuộc phần A - tài sản, bao gồm tiền, các khoản tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.

+ Chỉ tiêu tiền, căn cứ vào dự báo tiền tồn đến cuối kỳ.

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, căn cứ vào dự báo đầu tư tài chính ngắn hạn tồn đến cuối kỳ.

+ Phải thu của khách hàng, cần cứ vào dự báo tiêu thụ, dự báo thu tiền bán hàng.

+ Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ trong kho, hàng hóa, thành phẩm tồn kho... căn cứ vào dự báo hàng tồn kho hay dự báo nguyên vật liệu, dự báo thành phẩm tồn kho.

- Chỉ tiêu B - Tài sản dài hạn: bao gồm toàn bộ các chỉ tiêu thuộc mục B - Tài sản: tài sản cố định, đầu tư dài hạn, chi phí XDCB dở dang, chi phí trả trước dài hạn, ký cược ký quỹ dài hạn.

+ Nguyên giá Tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá TSCĐ cuối năm trước cộng nguyên giá TSCĐ dự kiến tăng thêm trừ đi nguyên giá TSCĐ dự kiến giảm bớt trong kỳ dự báo.

+ Hao mòn TSCĐ, căn cứ vào giá trị hao mòn TSCĐ cuối năm trước cộng số hao mòn TSCĐ dự tính giảm trong kỳ dự báo.

+ Chi phí đầu tư XDCB dở dang, căn cứ vào dự báo chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, dự báo TSCĐ hoàn thành qua công tác đầu tư xây dựng cơ bản.

* Phần nguồn vốn:

- Chỉ tiêu A - Nợ phải trả là số tổng hợp các chỉ tiêu thuộc chỉ tiêu nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn như các khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả CNV thuế và các khoản phải nộp... vay dài hạn, nợ dài hạn và nợ khác.

+ Vay ngắn hạn, căn cứ vào sổ tiền vay còn đến cuối năm trước cộng với số tiền dự kiến vay và trừ đi số tiền dự kiến trả nợ của kỳ dự báo.

+ Phải trả người bán, căn cứ vào dự toán mua hàng của kỳ dự báo phần mua chịu hoặc căn cứ vào số còn nợ năm trước cộng với số dự kiến phải trả và trừ đi số tiền dự kiến trả trong kỳ dự báo.

- Chỉ tiêu B - Nguồn vốn kinh doanh, lấy số liệu tổng hợp từ các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản...

+ Nguồn vốn kinh doanh, căn cứ vào nguồn vốn còn ở thời điểm cuối kỳ năm trước cộng với dự kiến nguồn vốn tàng và trừ đi nguồn vốn giảm của kỳ dự bào.

+ Các quỹ doanh nghiệp, căn cứ vào số liệu về số tiền còn đến cuối năm trước cộng với số dự toán tăng các quỹ và trừ đi số dự toán về sử dụng quỹ trong kỳ dự báo.

+ Lợi nhuận chưa phân phối căn cứ vào số lợi nhuận để lại của năm trước cộng với số' dự kiến để lại của kỳ dự báo hoặc căn cứ vào số lợi nhuận chưa phân phối đến cuối năm trước cộng với số lợi nhuận dự báo thu được trừ đi số lợi nhuận dự kiến phân phối trong kỳ dự báo.

+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, căn cứ vào nguồn vốn đầu tư XDCB còn cuối năm trước cộng với số dự kiến tăng nguồn vốn XDCB, trừ đi số dự kiến sử dụng nguồn vốn XDCB trong kỳ dự báo.

Các tài sản ngoài bảng: Căn cứ vào các số liệu tương ứng đầu năm cộng thêm phần dự báo tăng trung kỳ dự báo và trừ bớt phần dự báo giảm của từng chỉ tiêu.

Viết bình luận