Phân tích quyết định đầu tư của doanh nghiệp

Quyết định đầu tư ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của chính sách đầu tư, đồng thời cũng ảnh hưởng sự thành bại của chính sách đầu tư. Phân tích quyết định đầu tư là việc xem xét đánh giá sự lựa chọn dự án đầu tư của doanh nghiệp. Điều đó, không chỉ nhằm khẳng định tính khả thi của dự án đầu tư mà điều quan trọng hơn là lựa chọn được phương án tối ưu trong các phương án có thể. Để đánh giá các quyết định trong việc lựa chọn phương án đầu tư người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Phân tích quyết định đầu tư

Thời gian hoàn vốn: là thời gian cần thiết để thu hồi toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu từ các dòng tiền thuần của dự án. Đây là chỉ tiêu được dùng nhiều nhất bởi nó cho biết tiền đầu tư ban đầu sau thời gian bao lâu có thể thu hồi được. Kết hợp với việc xác định giá trị tương lai của tiền hiện tại có thể đánh giá việc lựa chọn phương án đầu tư ở doanh nghiệp có hợp lý hay không, có phải là phương án tối ưu cho sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp không...

Việc xác định thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư cần phân biệt 2 trường hợp:

Trường hợp dự án tạo ra dòng tiền thuần đều đặn hàng năm thì:

$$ \text { Thời gian hoàn vốn }=\frac{\begin{array}{c} \text { Tổng tiền đầu tư ban đầu } \\ \text { (Vốn đầu tư) } \end{array}}{\begin{array}{c} \text { Tổng dòng tiền thuần (thu nhập) } \\ \text { của dự án năm } \end{array}} $$

Trong đó: Tổng tiền đầu tư ban đầu bao gồm tất cả các khoản tiền cần thiết phải chi ra lúc đầu để thực hiện dự án.

Dòng tiền thuần (thu nhập) của dự án được xác định bằng chênh lệch tổng thu tiền mặt và tổng chi tiền mặt của dự án đầu tư kể cả nộp thuế

Trường hợp dự án tạo ra dòng tiền thuần không ổn định giữa các năm thì cần xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi sau mỗi năm, khi số vốn đầu tư phải thu hồi nhỏ hơn dòng tiền thuần của năm kế tiếp thì lấy số tiền đầu tư còn phải thu hồi chia cho dòng tiền thuần bình quân hàng tháng sẽ xác định được số tháng còn phải thu hồi và thời gian hoàn vốn.

Về nguyên tắc phương án có thời gian hoàn vốn ngán là phương án tốt hơn.

Ưu nhược điểm của chỉ tiêu:

Ưu điểm: tính toán đơn giản, phù hợp khi môi trường có nhiều biến động

Nhược điểm: không xét đến dòng tiền sau thời gian thu hồi vốn, không xét đến giá trị theo thời gian của tiền

Phương pháp phân tích: so sánh thời gian hoàn vốn của dự án hiện tại với thời gian hoàn vốn của các phương án khác để xác định chênh lệch. Từ chênh lệch kết hợp với việc xem xét nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian hoàn vốn cho phép đánh giá việc lựa chọn dự án của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty X đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất.

Phương án 1: Họ dự định mua một máy trị giá: 600 triệu, chi phí lắp đặt, chạy thử để đưa máy vào hoạt động là: 20 triệu. Dự án hoạt động ngoài số tiền nhận được qua bán sản phẩm tăng thêm qua các năm thì công ty còn có năng lực sản xuất nhàn rỗi có thể thực hiện một dịch vụ khác. Doanh số bán hàng và doanh thu từ dịch vụ tăng thêm và chi phí qua các năm thể hiện trên bảng sau:

2xx1

2xx2

2xx3

2xx4

2xx5

Lượng bán

580

600

650

700

750

Giá bán (triệu đồng)

2,5

2,5

2,5

2,5

2,5

Phí dịch vụ

120

120

120

120

120

Giá vốn hàng bán

1372,5

1,420

1492,5

1565

1637,5

Chi phí bán hàng

100

100

100

100

100

Chi phí quản lý

70

70

70

70

70

Thuế suất thuế thu nhập 28%

Thường công ty bán chịu cho khách 10% tổng trị giá hàng bán, sau 1 năm mới thu tiền. Năm cuối không bán chịu. Các khoản chi phí công ty trả ngay trong năm. loại máy công ty mua có thể sử dụng trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, giám đốc công ty cho rằng sau 5 năm thì máy này lạc hậu và công ty sẽ bán để mua máy mới hơn. Giá trị thu hồi nếu bán vào năm 2xx5 là 30 triệu. Xác định thời gian hoàn vốn của công ty

Giải:

Năm 2xx1: doanh thu = 580 x 2,5 + 120 = 1.570

Lợi nhuận gộp: 1570 - 1372,5 = 197,5

Lợi nhuận trước thuế: 197,5 - (100 + 70) = 27,5

Thuế thu nhập: 27,5 x 28% = 7,7

Lợi nhuận sau thuế: 27,5 - 0.7 = 19,8

Lợi nhuận của dự án tính được thể hiện ở bảng sau:

2xx1

2xx2

2xx3

2xx4

2xx5

Doanh thu

1.570

1.620

1.745

1.870

1.995

Lợi nhuận gộp

197,5

200

252,5

305

357,5

Lợi nhuận trước thuế

27,5

30

82,5

135

375,5

Thuế TN

7,7

8,4

23,1

37,8

5,5

Lợi nhuận trước thuế

19,8

21,6

59,4

97,2

135

Tiền đầu tư ban đầu: 600 + 20 = 620 triệu đồng

Tiền khấu hao: 620/5 = 124 đây là chi phí trong kỳ được ghi sổ nhưng không phải chi tiền một. Vì vậy lượng tiền mặt sẽ lớn hơn lợi nhuận một lượng đúng bâng chi phí khấu hao

Tiền khách nợ năm 2xx1: 570 x 2,5 x 10% = 142,5

        2xx2: 600 x 2,5 x 10% =150;...

Tiền thu nợ của khách hàng nàm trước: 2xx1 = 0; 2xx2 = 142,5; ...

Lượng tiền mặt của dự án ở các năm là:

2xx0

2xx1

2xx2

2xx3

2xx4

2xx5

Lợi nhuận sau thuế

19,8

21,6

59,4

97,2

135

Khách hàng nợ (-)

142,5

150

162,5

175

Thu nợ (+)

142,5

150

162,5

175

Khấu hao (+)

124

124

124

124

124

Giá trị thu hồi

30

Lưu chuyển tiền thuần

(620)

1,3

138,1

170,9

208,7

464

Như vậy trong 4 năm đầu tổng dòng tiền thuần doanh nghiệp thu được là: 501 triệu (1,3 + 138,1 + 170,9 + 208,7 = 519); còn 620 - 519 = 101 sẽ phải thu trong nảm 2xx5.

Năm thứ 5 thu được 434 triệu (không kê tiền thu hồi khi thanh lý). Bình quân mỗi tháng thu được: 434/12 = 36,17 triệu. Số tháng để thu đủ 101 triệu là 101/36,17 = 2,79 coi như 3 tháng.

Vậy thời gian hoàn vốn của dự án mua máy 620 triệu này là 4 năm 3 tháng

So sánh với phương án đầu tư khác có thể đánh giá quyết định đầu tư của doanh nghiệp có phù hợp hay không.

Phương án 2: giả sử có một công ty khác chào hàng với doanh nghiệp một hệ thống máy tương tự với giá rẻ hơn (370 triệu), nhưng tiêu hao nhiều nguyên liệu hơn.

Dòng tiền của dự án này như sau:

2xx0

2xx1

2xx2

2xx3

2xx4

2xx5

Lợi nhuận sau thuế

0

(187)

28,3

86,1

143,9

150

Lưu chuyển tiền thuần

(370)

(117)

98,3

156,1

213,9

231,7

Khi đó trong 4 năm đầu tổng dòng tiền thuần doanh nghiệp thu được là:

501 triệu (117) + 98,3 + 156,1 + 213,9 = 351,3;

Còn 370 - 351,3 = 18,7 sẽ phải thu trong năm 2xx5.

Mỗi tháng năm thứ 5 bình quân thu được: 231,7/12 = 19,3 do đó 18,7 triệu còn lại thu trong 1 tháng

Như vậy phương án 2: mua máy rẻ có thời gian hoàn vốn ngắn hơn

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư

Đây là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sự lựa chọn phương án đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Phương pháp này giúp khắc phục được nhược điểm của việc không xét đến dòng tiền tệ theo thời gian hoàn vốn của phương pháp thời gian hoàn vốn.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư được tính toán theo công thức sau:

$$\begin{aligned} & \text { Tỷ suất lợi nhuận } \\ & \text { trên vốn đầu tư } \end{aligned}=\frac{\begin{array}{c} \text { Lợi nhuận sau thuế bình } \\ \text { quân mỗi năm } \end{array}}{\text { Tổng số vốn đầu tư }} \times \quad 100 \% $$

Chỉ tiêu này cho biết: bình quân một đồng vốn đầu tư khi dự án đi vào hoạt động cho bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Khi lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư, phương án nào có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn là phương án tốt hơn nên chọn lựa

Ưu điểm:

- Đơn giản dễ tính toán, phù hợp với những phương án đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận

- Đề cặp đến tổng các nguồn thu chi trong suốt quá trình dự án hoạt động

Nhược điểm:

- Chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà chưa để ý đến lượng tiền mà lợi nhuận và tiền mặt không phải lúc nào cũng thống nhất.

- Chưa xét đến giá trị theo thời gian của tiền

Với ví dụ trên:

Phương án 1:

Tổng lợi nhuận sau thuế bình quân mỗi năm là 69 (giả định tiền bán thanh lý máy đã trừ thuế) (=1,8+21,6+59,4+97,2+135+30)/5

$$ \begin{gathered} \text { Tỷ suất lợi nhuận trên } \\ \text { vốn đầu tư } \end{gathered}=\frac{69}{620} \times 100 \%=11.13 \% $$

Phương án 2:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư = (221,3/5)7370x100 = 11,96%

Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của phương án 2 cao hơn. Nếu doanh nghiệp chọn phương án 1 thì quyết định đầu tư đó không phải vì lợi nhuận

Giá trị hiện tại thuần (Ght): là tổng lợi ích của cả đời dự án được quy đối về năm hiện tại theo một tỷ lệ nhất định được gọi là tỷ lệ chiết khấu

Ght = \(\sum\limits_{i = 0}^n {\frac{{Li - Ci}}{{{{(1 + r)}^i}}}} \)

  • Li: lợi ích của dự án bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được như doanh thu bán hàng, giá trị thanh lý thu hồi...
  • Ci: chi phí của dự án bao gồm tất cả những gì dự án bỏ ra như chi đầu tư, bảo dưỡng, trả thuế và lãi vay...
  • r: là tỷ lệ chiết khấu
  • i: thời gian hoạt động của dự án

Ưu điểm: cho biết quy mô lợi ích của cả đời dự án một cách chính xác, đề cập giá trị theo thời gian của tiền

Nhược điểm: việc tính toán phức tạp, kết quả tính toán phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu dùng để tính toán. Việc xác định tỷ lệ này rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động

Chưa nói lên hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư

Giá trị tương lai thuần (Gtl): là tổng lợi ích của cả đời dự án được tích lũy về năm tương lai

Giá trị tương lai thuần:

Gtl = \(\sum\limits_{i = 0}^n {(Li - Ci)} \) x (1 + r)n-1

Ưu nhược điểm giống chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần

Giá trị đều hàng năm (Gđ): là giá trị hiện tại thuần được phân phối đều trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá hiệu quả trong việc lựa chọn phương án loại bỏ lẫn nhau không thể thực hiện (có thể do thời gian của các dự án khác nhau hoặc do đầu tư bổ sung không lặp lại như cũ ...)

Gđ = Ghtx \(\frac{{r{{(1 + r)}^n}}}{{{{(1 + r)}^n} - 1}}\)

Ưu điểm: có thể so sánh giữa các dự án có tuổi thọ khác nhau, có nhiều lần đầu tư bổ sung không giống nhau

Nhược điểm: giống chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần và giá trị tương lai thuần

Ngoài các chỉ tiêu trên khi phân tích có thể sử dụng các chi tiêu như Hệ số lợi ích trên chi phí, suất thu lợi nội tại...

Để phân tích đánh giá quyết định đầu tư của doanh nghiệp ta dùng phương pháp so sánh các chi tiêu trên giữa phương án đầu tư được chọn lựa với các phương án đầu tư khác để xác định chênh lệch. Từ chênh lệch mà có đánh giá hợp lý về quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Khi phân tích cần kết hợp đánh giá quyết định đầu tư trong mối quan hệ với các lợi ích xã hội và các ảnh hưởng của phương án đầu tư lựa chọn tới môi trường và cộng đồng xã hội.

Viết bình luận