Bán không có tiền trong thương mại quốc tế

Một số nước cần hàng hóa và các sản phẩm mà họ không có loại tiền tệ chuyển đổi được để trả. Dù sao điều đó đã không ngăn chặn các nỗ lực của nhiều nhà cung cấp khi bán cho họ. Những nước như thế thường là những nước kém phát triển và có nhiều dị đồng trong giao dịch.

Bán không có tiền trong thương mại quốc tế

Dù cho những khác biệt này, vẫn cần thiết tận dụng việc trao đổi hàng (barter) buôn bán song phương, sự đền bù, cùng sản xuất và những phương pháp để bán cho các LDC.

1. Thương mại song phương (Comunter trade)

Những nỗ lực của các nước LDC nhằm đạt được hàng hóa và dịch vụ của DC bằng việc buôn bán hàng LDC.

Thương mại song phương thường liên quan đến hai hợp đồng hoặc nhiều hơn, một hợp đồng cho việc mua sản phẩm hay dịch vụ của DC và một hoặc nhiều hơn cho việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ của LDC. Một nghiên cứu của Mitsui đưa ra 6 loại hình thương mại song phương chúng được gọi là:

- Mua song phương

- Trừ bù hàng hóa

- Trao đổi hàng

- Chuyển nhượng (Switch)

- Bù đắp

- Những dàn xếp thanh toán

Ở một mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn, tất cả đều liên quan đến sự trao đổi hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ của LDC để lấy liền DC khan hiếm. Nó có thể đơn giản đối với chỉ hai nước hoặc hai công ty và rất phức tạp khi cần đến nhiều nước, nhiều công ty, nhiều loại tiền tệ và hợp đồng.

2. Mua hàng song phương

Trong những trường hợp mua hàng song phương, hàng hóa được cung cấp bởi LDC không được sản xuất bởi DC hoặc không phải từ hàng hoặc sản phẩm nhập khẩu từ DC. Một thí dụ của việc mua hàng song phương là sự sắp xếp của PepsiCo với USSR (Liên Xô).

Mua hàng song phương

Pepsico bán cho USSR nước giải khát được đóng chai và bán ở nước đó đối lại, Pepsico có được quyền xuất khẩu rượu Vodka để bán ở các nước phương Tây.

3. Trừ bù hàng hóa (Compensation)

Những giao dịch như thế này đòi hỏi việc thanh toán bởi LDC bằng các sản phẩm được sản xuất bởi thiết bị DC. Các sản phẩm được sản xuất ở LDC bởi các thiết bị DC được chở đến DC để thanh toán cho thiết bị đó. Công ty International Harvester có một thỏa thuận trừ bù hàng hóa với Ba Lan về máy kéo. Ba Lan trả bằng các phụ tùng mà International sử dụng trong nhà máy sản xuất dây chuyển ở Anh của họ.

4. Trao đổi hàng (Barter)

Trao đổi hàng là hình thức thương mại cổ xưa và là loại thương mại song phương đơn giản nhất. LDC gửi sản phẩm đến DC và đồng thời nhận lượng sản phẩm bằng giá trị được gửi từ DC.

Trao đổi hàng Barter

5. Chuyển nhượng (Switch)

Thông thường hàng hóa do LDC gửi không dễ sử dụng hoặc bán được. Lúc đó một bên thứ ba được đưa vào để sử dụng chúng. Quá trình này gọi là thương mại chuyển nhượng (Switch trading)

6. Bù đắp (offset)

Hình thức offset xảy ra khi nước nhập khẩu cần một số vật liệu, phụ tùng hay các dây chuyền phụ cho một sản phẩm được bán ở thị trường nội địa. Nhà xuất khẩu có thể hợp tác hoặc đầu tư hoàn toàn vào việc xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng và thiết, bị dây chuyền ở nước nhập khẩu.

7. Những dàn xếp thanh toán

Những dàn xếp thanh toán này được sử dụng để thực hiện việc trao đổi sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Khi khoảng thời gian đó kết thúc khoản dư còn lại phải được thanh toán bằng việc mua thêm hàng hoặc được giải quyết bằng việc trả tiền mặt. Ngân hàng hay người môi giới đóng vai trò trung gian, tạo điều kiện cho việc giải quyết các khoản thanh toán bằng cách tìm thị trường cho hàng hóa được mua song phương hoặc bằng cách đổi hàng hóa hoặc số tiền mặt thanh toán thành các sản phẩm mà nước đó cần với số thặng dư.

8. Tầm quan trọng của thương mại song phương

Thông thường, những hợp đồng thương mại song phương và sự thực hiện chúng không được công bố. Trên thực tế, các bên thường thích giữ bí mật vì những lý do cạnh tranh và không đặt ra những tiền lệ cho các thương vụ trong tương lai, vì thế những ước lượng về mức độ thương mại song phương rất khác nhau. Bộ thương mại Mỹ ước lượng rằng khoảng 20 đến 30% thương mại thế giới bây giờ thuộc một hình thức thương mại song phương nào đó và tỉ lệ có thể đạt 50% trong 15 năm nữa.

Tầm quan trọng của thương mại song phương

Không cần biết con số ước lượng nào gần với sự thật nhất, giá trị của thương mại song phương rất lớn. Hãy áp dụng bất cứ con số ước lượng nào ở trên vào khối lượng 2,5 nghìn tỉ USD của thương mại thế giới, kết quả sẽ rất lớn.

Những vị trí của chính phủ Mỹ trong thương mại song phương. Chúng tôi dùng chữ ,vị trí bởi vì nhiều tổ chức khác đối lập nhau và quốc hội cũng mâu thuẫn với chính nó. Bộ ngân khố thẳng thừng phản đối thương mại song phương, Bộ thương mại lại giúp các công ty tham gia vào việc đó và Ngân hàng xuất nhập khẩu không có chính sách nào giải quyết việc này. Trong Quốc hội, Luật lệ được đưa ra vừa nhằm hạ màn thương mại song phương vừa khuyến khích thương mại song phương cho những mặt hàng nông nghiệp thặng dư của Mỹ.

Vị trí của những chính phủ khác trong thương mại song phương. Các chính phủ của hầu hết các nước LDC (các nước kém phát triển hơn) vừa khuyến khích vừa yêu cầu thương mại song phương, tuy nhiên các nước công nghiệp hóa như Úc và Tân Tây Lan cũng làm như vậy. Không có quốc gia nào cấm thương mại song phương.

9. Những vấn đề song phương

Những vấn đề song phương về hàng hóa đến từ phía LDC.

Các giao dịch thương mại song phương là chất lượng sản phẩm và uy tín giao hàng. Nói chung, có hai cách mà DO (các nước phát triển) đang đối phó với những vấn đề này.

Giải pháp thứ nhất là một tổ chức thứ ba đáng tin cậy sẽ kiểm tra hàng hóa trước khi chúng rời nhà máy LDC.

Một giải pháp thứ nhì đang rất phổ biến. Hệ thống ngân hàng EDC đang phát triển và phía thương mại song phương DC không ngừng tranh thủ sự bảo đảm chất lượng và sự giao hàng từ một ngân hàng ở nước LDC. Một khi sự bảo đảm đó đạt được ngân hàng sẽ quan tâm nghiêm chỉnh dây chuyền sản xuất sản phẩm để tránh đi đến việc trao đổi ngoại thương trong trường hợp chất lượng và sự giao hàng không đúng với hợp đồng.

10. Những phương hướng mới

Khỏng phải thương mại song phương nào cũng đều diễn ra giữa các nước DC và LDC. Vào năm 1982 có quan hệ thương mại cà phê Angola đối lưu với các thiết bị xô viết, các nước đang phát triển thường có những thỏa thuận khuyến khích thương mại lẫn nhau, chẳng hạn thương mại giữa Achentina và Braxin, giữa các nước thành viên ASEN.

11. Sự hợp tác công nghệ

Là mối quan hệ lâu dài giữa các công ty DC và các nhà máy LDC mà trong đó một phần hay toàn bộ việc sản xuất được thực hiện trong nhà máy của LDC.

Sự hợp tác công nghệ được LDC ủng hộ đòi hỏi những mối quan hệ lâu dài với một phần hay toàn bộ việc sản xuất được thực hiện ở LDC. Một phần những sản phẩm tạo ra được bán ở các nước DC và thế giới thứ 3.

Một tác giả tên Ronalcde hay nói về những phương pháp hợp tác công nghệ như sau.

- Liên doanh: Hai hay nhiều công ty kết hợp tài sản để hình thành một tổng thể kinh tế mới mẻ và riêng biệt, họ sẽ cùng nhau quản lý, hưởng lợi nhuận và chịu thua lỗ.

- Đồng sản xuất và chuyên môn hóa: Nhà máy trong các nước LDC sản xuất những phụ tùng được thỏa thuận vào đó của một sản phẩm trong lúc một công ty trong DC sản xuất thường phụ tùng khác. Sản phẩm lúc này được ráp lại ở cả hai nơi để mang ra thị trường mới.

- Hợp đồng phụ: Nhà máy LDC sản xuất một sản phẩm theo quy cách của công ty DC đưa ra và mang sản phẩm đến công ty DC để công ty này đưa nó vào thị trường.

- Cấp giấy phép: Các bên LDC và DC tham gia vào một hợp đồng giấy phép qua đó xí nghiệp LDC sử dụng kỹ thuật của DC để sản xuất một sản phẩm. Công ty DC được trả phí bản quyền giấy phép bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. (Phương pháp sau được ưa chuộng hơn ở các nước LDC).

- Những nhà máy chuyển giao chìa khóa: Bên DC chịu trách nhiệm xây dựng toàn bộ nhà máy, khai trương, đào tạo nhân viên LDC và chuyển chìa khóa cho bên LDC. Dĩ nhiên, LDC muốn trả bằng những sản phẩm của nhà máy mới này.

Có hai mối đe dọa cho thương mại song phương và hợp tác công nghệ. Thứ nhất là LDC không có dư tiền tệ cứng đổi được để mua những gì nó cần từ DC. Từ đó kéo theo trở ngại thứ hai đó là nỗ lực của LDC để đổi hàng hóa lấy tiền.

Viết bình luận