Lý thuyết HECKSCHER - OHLIN về sự ưu đãi yếu tố
Mục lục nội dung
Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự đoán rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều các yếu tố có sẵn tại địa phương, trong khi nhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều hơn các yếu tố khan hiếm tại địa phương. Độ dồi dào của nhân tố càng lớn thì giá cả của nhân tố đó càng rẻ.
1. Sự ưu đãi yếu tố
* Lý thuyết HECKSCHER - OHLIN nói rằng các nước xuất khẩu sản phẩm cần thiết có số lượng lớn các nhân tố sản xuất phong phú của các nước đó và sản phẩm nhập khẩu cũng đòi hỏi số lượng lớn các nhân tố sản xuất hiếm hoi.
Học thuyết HECKSCHER - OHLIN khẳng định rằng sự khác biệt về giá thành sản xuất trên thị trường quốc tế và liên khu vực xảy ra là do sự khác nhau về cung ứng các nhân tố sản xuất. Nếu hàng hóa ấy mà tập hợp số lượng lớn nhân tố thuận lợi sẽ làm giá thành sản phẩm hạ thấp hơn, nhờ đó giúp cho sản phẩm được bán với giá thấp hơn trên thị trường quốc tế. Ví dụ như ở Trung Quốc, quốc gia được ưu đãi khá thuận lợi về yếu tố nhân công dồi dào so với Hà Lan, nên phải tập trung sản xuất hàng hóa cần nhiều về lao động; Hà Lan vốn tương đối thuận lợi hơn lao động, nên chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm cần nghiêng về vốn. Khi các quốc gia này giao dịch thương mãi với nhau, mỗi bên sẽ có được hàng hóa mà nó tập trung lợi thế của mình cả hai sẽ thu lợi từ doanh vụ này.
Học thuyết này hữu ích ra sao khi dùng giải thích các kiểu kinh doanh ngày nay? Các quốc gia có số lượng đất đai tương đối lớn (như Úc) nên xuất khẩu các sản phẩm chuyên về sử dụng đất đai (như là ngũ cốc, trâu bò) trong khi Trung Quốc xuất khẩu các sản phẩm đòi hỏi nhiều về lao động. Tuy nhiên, cũng có các ngoại lệ, một phần do các giả thuyết của OHLIN, Một trong số các giả thiết là giá cả của các yếu tố chỉ tùy thuộc vào sự ưu đãi yếu tố, mà ta cũng biết điều này không thực tế. Các giá cả về yếu tố thì chẳng bao giờ được định ra trong một thị trường biển động.
OHLIN cũng giả thiết rằng công nghệ tương tự phổ biến rộng rãi, nhưng điều này không như thế. Luôn luôn có một khoảng cách thời gian giữa sự giới thiệu một phương thức sản xuất mới và sự ứng dụng rộng rãi phương thức ấy. Do thế, công nghệ tối hảo thường cho phép một quốc gia sản xuất hàng hóa có mức giá thành thấp hơn hàng hóa của một nước được ưu đãi hơn về nhân tố nhân công.
Chính vì thiết lập theo phía yêu cầu mà luôn dẫn đến sự khó giải quyết trong lý thuyết kinh tế và cho đến giờ chúng ta đã xao lãng - sự khác nhau về thị hiếu. Là những doanh nhân, chúng ta không thể bỏ qua sự khác biệt này, mà nó có thể giúp cho mậu dịch diễn tiến theo một chiều hướng hoàn toàn trái ngược với đã tiên đoán theo học thuyết lợi điểm đối chiếu - từ các nước có chi phí cao đến thấp. Pháp bán cho chúng ta rượu nho, mỹ phẩm, y phục và ngay cả nước uống Perrier, tất cả các thứ ấy đều được sản xuất tại đây và nói chung thì bán với giá thấp hơn. Đức và Ý gửi Porsches và Maseratis đến một trong số các nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Chúng ta mua các thứ hàng hóa này không chỉ vì trên cơ sở giá cả, sự độc lập, mà còn vì sự ưu tiên về thị hiếu.
Cuối cùng, một điểm cần lưu ý khác là các lý thuyết này đã được tiến cử ra song lại không nêu bật vấn đề tiền bạc. Chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề tiền bạc để xem điều này có thể xảy ra như thế nào.
2. Giới thiệu về tiền
Giả sử tổng chi phí về đất đai, nhân công và vốn để sản xuất hoặc là sản lượng mỗi ngày của lúa gạo hoặc của xe hơi trong ví dụ về lợi điểm tuyệt đối là 10.000 USD tại Hoa Kỳ hoặc 2,5 triệu Yen tại Nhật Bản. Giá thành mỗi đơn vị sản phẩm tính như sau:
Giá cả mỗi đơn vị sản phẩm:Hàng hóa | Hoa Kỳ | Nhật Bản |
Tấn gạo | \(\$ \frac{{10.000}}{3}\) = S3.300/1 tấn | \(\frac{{2,5triệuyên}}{1}\) = 2,5 triệu yên/tấn |
Xe hơi | \(\$ \frac{{10.000}}{2}\) = S5.000/1 xe hơi | \(\frac{{2,5triệuyên}}{4}\) = 0.65 triệu yên/xe |
Đối với các nhà kinh doanh để biết được xem nó thuận lợi hơn nếu mua tại nội địa hay nhập khẩu hàng, họ cần biết giá cả theo đơn vị tiền tệ của nước họ, Để chuyển đổi từ ngoại tệ sang tiền nội địa, họ cần phải có tỉ giá hối đoái.
Tí giá hối đoái: Là giá của một loại tiền, tệ được qui theo một loại tiền tệ khác.
Tỉ giá hối đoái: Là giá của một loại tiền tệ được qui đổi theo loại kia. Nếu giá hiện hành là 1 USD - 250 yen, thì 1 yen phải có trị giá 0,004 Dollar.
Sử dụng tỉ giá hối đoái 1 USD = 250 yen, thì giá cả trong ví dụ nêu trên đối với các nhà kinh doanh Mỹ sẽ biểu hiện như sau:
Giá đơn vị (Dollars)
Hàng hóa | Hoa Kỳ | Nhật Bản |
Tấn gạo | $3.300 | $10.000 |
Xe hơi | $5.000 | $2.500 |
Nhà sản xuất gạo Hoa Kỳ có thể kiếm theo được $6.670 do xuất khẩu gạo sang Nhật hơn là họ bán tại nội địa, nhưng liệu nhà sản xuất xe hơi có thể thu lời qua việc xuất hàng sang Hoa Kỳ? Để tìm hiểu điều đó, họ phải chuyển đổi giá cả của Hoa Kỳ sang tiền yen của Nhật.
Giá mỗi đơn vị (Yên)
Hàng hóa | Hoa Kỳ | Nhật Bản |
Tấn gạo | 0,83 triệu yen | 25 triệu yen |
Xe hơi | 1,25 triệu yen | 0,625 triệu yen |
Rõ ràng là các nhà sản xuất xe hơi Nhật sẽ xuất hàng sang Hoa Kỳ vì số lời quá lớn:
Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái: Gạo đưa đến Nhật hay xe hơi nhập vào Hoa Kỳ sẽ là chiều hướng mậu dịch cho đến chừng nào mà tỉ giá hối đoái vẫn nằm trong phạm vi khoảng 1 USD = 250 yen. Nhưng nếu tiền Dollar tăng giá 1 USD = 50 yen, gạo Hoa Kỳ sẽ tăng theo tiền Yen so với gạo Nhật, và vì thế việc nhập gạo sẽ ngưng lại. Mặt khác, nếu đồng Dollar sụt giá 1 USD = 125 yen thì xe hơi Nhật trị giá $ 5000 đối với nhà kinh doanh Hoa Kỳ, họ sẽ chẳng có lý do gì để nhập xe nữa.
3. Sự phá giá tiền tệ: Làm giảm giá theo giá qui đổi với các tiền tệ khác
Cách khác để một nước có thể tránh được cho mình khỏi bị mất thị trường tiêu thụ và giành lại sự cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng cách phá giá tiền tệ của mình - Lưu ý rằng việc này giá nội địa không đổi.
Ví dụ: MEXICO, phần lớn các khoản thu về du lịch thường phụ thuộc vào các du khách Mỹ do giá tiền Peso lên quá cao ở mức 12,5 pesos =1 USD, giá Peso quá cao so với đồng Dollar làm cho người Mỹ hạn chế sang MEXICO. Các viên chức MEXICO bị đứng trước 3 sự chọn lựa:
1) Lạm phát đế đưa giá Peso hạ xuống (hao tốn thời gian và khó khăn đối với người MEXICO).
2) Giảm giá bằng sắc lệnh của chính phủ,
3) Phá giá đồng Peso.
MEXICO đã chọn giải pháp phá giá đồng Peso, qua đêm, tỉ giá đã giảm xuống còn 25 pesos = $1, mà không gây xáo trộn giá Peso, giá tính theo Dollar giảm đi một nửa. Đột nhiên các chuyến đi chơi sang MEXICO thu hút đối với người Mỹ.
Lý thuyết về mậu dịch quốc tế, mà chúng ta bàn đến là 1 lý giải duy nhất về mậu dịch cho đến những năm 1960, sau này một khái niệm mới - Chu kỳ sinh tồn của sản phẩm quốc tế - được hình thành.
Viết bình luận