Lý thuyết về lợi điểm tuyệt đối

Lợi điểm tuyệt đối khi một quốc gia có thể sản xuất ra một loại hàng có giá thành thấp hơn, một quốc gia khác.

Lý thuyết Lợi điểm tuyệt đối

Óng ADAM SMITH cho là do tác động thị trường, chớ không phải sự kiểm soát của chính phủ quyết định chiều hướng, khối lượng và thành phần về mậu dịch tự do mỗi quốc gia phái chuyên môn hóa sản xuất những loại hàng hóa để có thể đạt hiệu quả cao nhất (có một lợi điểm tuyệt đối). Một số hàng hóa này có thể được xuất khẩu để bù đắp cho việc nhập hàng hóa mà rất có thể đạt hiệu quả cao hơn ở nơi khác. SMITH đã dẫn chứng ví dụ về lợi điểm tuyệt đối của mình mà cả hai quốc gia có thể thu lợi từ mậu dịch.

Một ví dụ: Giả sử rằng với mỗi đơn vị lượng nhập, các số lượng sau đây về gạo và xe hơi có thể sản xuất tại Hoa Kỳ và Nhật Bản:

Hàng hóa Hoa Kỳ Nhật Bản
Số tấn gạo 3 1
Xe hơi 2 4

Tại Hoa Kỳ, 3 tấn gạo có giá tương đương với 2 xe hơi. Ở Nhật bản một tấn gạo có trị giá tương đương với 4 xe hơi. Hoa Kỳ có một lợi điểm tuyệt đối về sản xuất gạo (3:1) trong khí đó, lợi điểm tuyệt đối của Nhật Bản lại thuộc về khâu sản xuất xe hơi (4:2).

Viết bình luận