Các con đường đi tới chủ nghĩa đa quốc và Tóm lược

Nhiều hãng toàn cầu và đa quốc với nhiều công ty con chế tạo khắp nơi trên thế giới khởi đầu các hoạt động ở hải ngoại bằng cách xuất khẩu. Khi giai đoạn này thành công, họ thiết lập các công ty mãi dịch tại nước ngoài để tiêu thụ hàng xuất khẩu, ở nơi nào mà một công ty mãi dịch phát triển được một thị trường đủ lớn, một nhà máy lắp ráp các bộ phận nhập khẩu được thành lập.

Các con đường đi tới chủ nghĩa đa quốc

Sau cùng, toàn bộ sản phẩm được chế tạo tại địa phương. Tuy nhiên, trình tự này không nên coi là cách thức duy nhất đề hoạt động tại các thị trường nước ngoài. Tại các quốc gia, khác nhau có những điều kiện khác nhau đòi hỏi một công ty đa quốc hiện nay phải sử dụng cùng một lúc mọi phương pháp chúng ta đã đề cập tới để vươn ra các thị trường khắp thế giới.

1. Tóm lược

Khối lượng mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nay lên tới $3000 tỉ, gấp 19 lần năm 1960. Đầu tư nước ngoài, vốn cũng phát triển nhanh chóng, nay tổng cộng khoảng $ 775 tỷ. Mặc dù có một vài thay đổi trong các chiều hướng của thương mại và đầu tư, các nước phát triển vẫn có khuynh hướng buôn bán với và đầu tư vào nhau. Một bước phát triển đáng ghi nhận trong đầu tư nước ngoài là sự gia tăng nhanh chóng tại Hoa Kỳ ($6,9 tỷ năm 1960 lên $262 tỷ năm 1987). Chỉ có 4 quốc gia - Anh, Hà Lan, Nhật Bản và Tây Đức - mà đã chiếm 70% tổng đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ.

Các công ty bung ra nước ngoài (xuất khẩu và đầu tư nước ngoài) để tăng doanh số và lợi nhuận đồng thời để bảo vệ thị trường.

Hai phương tiện căn bản để bung ra hải ngoại là xuất khẩu sang các thị trường hoặc sản xuất tại đó. Xuất khẩu có thể tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp. Một hãng có thể hoạt động sản xuất tại nước ngoài qua nhiều phương thức: (1) các công ty con do mình hoàn toàn sở hữu (2) liên doanh (3) cấp giấy nhượng quyền (4) chế tạo theo hợp đồng và (5) đại lý độc quyền.

Đầu tư nước ngoài đang gia tăng. Một vài hãng thâm nhập các thị trường hải ngoại bằng cách xuất khẩu và một khi có được kinh nghiêm, họ bắt đầu sản xuất tại các thị trường đó. Một số khác bỏ qua bước xuất khẩu mà chuyển trực tiếp qua sản xuất ở nước ngoài. Trong trường hợp này, họ có thể thiết lập các công ty con do họ hoàn toàn sở hữu, nhưng nếu chi phí quá cao và nếu các chính phủ nước ngoài cấm hình thức đầu tư đó, các hãng cũng vẫn có thể sản xuất tại nước ngoài thông qua cấp giấy phép nhượng quyền, liên doanh, chế tạo theo hợp đồng hoặc đại lý độc quyền.

Viết bình luận