Bảo hộ công việc làm nội địa chống lại lao động nước ngoài rẻ tiền

Các nhà bảo hộ mậu dịch trong cuộc tranh luận này so sánh mức lương tính theo giờ của nước ngoài thấp hơn mức lương trả trong nước và kết luận rằng các nhà xuất khẩu từ những nước này có thể làm cho Hoa Kỳ tràn ngập hàng hóa giá rẻ và làm cho Hoa Kỳ không có việc làm. Ảo tưởng đầu tiên của cuộc tranh luận này là chi phí lương không phải là toàn bộ chi phí sản xuất cũng không phải là toàn bộ chi phí lao động.

Bảo hộ công việc làm nội địa chống lại lao động nước ngoài rẻ tiền

Trong quốc gia kém phát triển, các khoản phúc lợi phụ theo luật định chiếm tỉ lệ phần trăm cao hơn mức lương trả trực tiếp. Hơn nữa, Hoa Kỳ năng suất lao động của mỗi công nhân thường cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển vì vốn nhiều hơn cho mỗi công nhân, quản lý ưu việt hơn, và công nghệ tiên tiến đến mức mà chi phí cho lao động thấp hơn dù cho lương có phải trả cao hơn.

Ảo tưởng thứ 2 tạo ra do bỏ qua việc xem xét các chi phí về các yếu tố sản xuất khác. Nơi nào có mức lương cao thì thường chi phí về vốn cao, do đó chi phí sản xuất thực tế có thể cao hơn ở nước có mức lương thấp. Những người nào có thể bị cuộc tranh cãi nảy thuyết phục để ngưng hàng nhập khẩu, cứu cho việc làm nội địa thì phải nhớ rằng hàng xuất khẩu Mỹ tạo nhiều công ăn việc làm, cứ mỗi 1 tỷ dollar hàng xuất khẩu tạo ra 25.000 công việc làm mới. Nếu chúng ta ngừng nhập khẩu của 1 nước, chính phủ nước này, có thể trả đũa bằng cách đánh thuế nhập khẩu cao hơn trên hàng xuất khẩu của chúng ta. Kết quả có thể là sự mất mát thực tế công việc làm hơn là thu lợi được đoán trước.

Viết bình luận