Thuế suất có tính khoa học tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh
Những người ủng hộ luận điểm này nói rằng họ tin tưởng vào sự cạnh tranh lành mạnh. Đơn thuần họ chỉ muốn một mức thuế xuất khẩu mà sẽ mang giá thành hàng nhập khẩu tăng lên tới mức giá thành mặt hàng được sản xuất nội địa. Việc này sẽ loại trừ bất kỳ lợi điểm "không lành mạnh" nào mà một nhà cạnh tranh nước ngoài có thể có được do bởi công nghệ tiên tiến, chi phí nguyên vật liệu thấp, thuế má thấp, hoặc chi phí lao động giảm.
Không phải ý định của họ muốn ngăn cấm hàng xuất khẩu, mà họ chỉ muốn san bằng tiến trình cạnh tranh "lành mạnh". Nếu điều này là luật, thì không còn nghi ngờ gì mức thuế suất có thể được ấn định để bảo hộ nhà sản xuất Mỹ có hiệu quả tối thiểu, do đó có thể giúp các nhà sản xuất có hiệu quả hơn trong nước thu lợi nhuận nhiều hơn. Các nhà sản xuất ngoại quốc có hiệu quả có thể bị trừng phạt và, dĩ nhiên, lợi điểm đối chiếu của họ bị vô hiệu.
Sự trả đũa các đại diện của một ngành Công nghiệp mà hàng xuất khẩu của họ bị một nước khác ấn định sự hạn chế nhập khẩu có thể yêu cầu chính phủ của họ trả đũa lại bằng các chính sách hạn chế tương tự. Một ví dụ về sự trả miếng này khởi đầu là lệnh cấm do cộng đồng Âu Châu (EC) ban hành đánh vào hàng nhập khẩu loại Thịt Bò có xử lý hormon từ Hoa Kỳ vào ngày 01/01/1989. Vì việc sử dụng các hormon được coi như một mối lo ngại đối với sức khỏe trong EC, EC đã đóng cửa thị trường với mặt hàng thịt bò trị giá 100 triệu Dollar (12% tổng số hàng thịt xuất khẩu). Nhà sản xuất thịt bò Mỹ khiếu nại rằng chẳng có chứng cứ khoa học nào hỗ trợ cho tuyên bố trên, và Hoa Kỳ đã nhanh chóng trả đũa bằng biện pháp ấn định mức thuế nhập khẩu trên sản phẩm của EC trị giá khoảng 100 triệu Dollar, gồm cả thịt heo, bò không xương, nước trái cây, máy ướp lạnh rượu, cà chua, pho mát Pháp và café hòa tan.
Kế đó, EC lại để dọa cấm nhập khẩu hàng của Hoa Kỳ gồm: Mật ong, bắp hộp, gỗ và trái cây sấy khô trị giá 140 triệu dollar. Người Mỹ đã phúc đáp lại sự đe dọa này bằng một thông báo rằng có thể tiếp theo sau lệnh cấm của EC là lệnh cấm nhập thịt của toàn Châu Âu của Hoa Kỳ. Và nếu điều đó xảy ra, thì sẽ có khoảng 500 triệu trong giao dịch giữa Hoa Kỳ và EC bị ảnh hưởng. Một lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp EC - Hoa Kỳ vẫn đang họp bàn để tìm ra l giải pháp chấm dứt tình trạng mà có thể leo thang đến l cuộc chiến tranh mậu dịch. Các nhà sản xuất đại gia súc Hoa Kỳ đặc biệt ngờ vực về việc ngăn cấm này vì họ biết rằng người châu Âu sử dụng hàng ngày các dược phẩm nguy hiểm trong 384 triệu Dollar thịt bò, heo xuất khẩu hàng năm sang Hoa Kỳ.
Viết bình luận