Các ngân hàng phát triển khu vực
Các Ngân hàng phát triển khu vực chính là các phiên bản tạo lại của Ngân hàng thế giới tại mỗi khu vực. Có 3 ngân hàng chủ yếu là: Ngân Hàng Phát Triển Châu Phi, Ngân hàng phát triển Á Châu và Ngân Hàng Phát Triển Liên Mỹ (IDB) chức năng của các ngân hàng này là cho các nước kém phát triển vay tiền để xây dựng cơ cấu hạ tầng. Tất cả các ngân hàng phát triển đều nhận phần đóng góp của các nước thành viên và tất cả nhận tiền từ các quốc gia phát triển được cho phép là thành viên dù rằng các nước này không nằm trong các khu vực địa lý - các Ngân hàng Phát Triển cũng tăng tiền trong các thị trường vốn quốc tế, trong thị trường tiền tệ châu Âu và trong thị trường trái phiếu châu Âu.
Trong năm 1987, vốn của các Ngân Hàng Phát Triển châu Phi đã tăng 200% từ 6,9 tỷ lên đến 20,8 tỷ trong khi Quỹ phát triển châu Phi được bổ sung được tăng gấp đôi đến 3 tỷ. Quỹ này cũng tương tự như Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) của ngân hàng thế giới cho những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Mặc dầu đa số của khoản cho vay của Ngân Hàng Phát Triển châu Phi đã tới tay các chính phủ, hiện có sự thay đổi về chiều hướng. Vì những vấn đề rắc rối to lớn xảy ra do sự quản lý tồi về tài chính về tài nguyên, Ngân hàng Phát triển châu Phi và ngay cả một số Chính phủ đang chuyển các khoản nợ này sang cho các công ty tư nhân.
Tại Ngân hàng Phát triển Á châu - Ban Quản trị thâm niên của Ngân Hàng là người Nhật Bản nắm giữ. Có sự bất đồng giữa Nhật và Hoa Kỳ, hai cổ đông lớn nhất. Washington muốn đưa Ngân Hàng Phát triển Á châu vào cộng tác với Ngân hàng thế giới, yêu cầu những nước vay tiền cải cách lại chính sách kinh tế của họ trước khi ngân hàng cho vay, đặc biệt ở những nước mà các cơ quan tài chính của nhà nước hoạt động không có hiệu quả còn đang tồn tại, Trong khi TOKYO thì thừa nhận ngoài miệng về vấn để này, song trong thâm tâm thì họ quan tâm hơn về việc chuyển Ngân hàng phát triển Á Châu thành một kênh thuận lợi cho việc phục hồi số lượng thặng dư mậu dịch vĩ đại của mình và cho việc cung cấp tài chính cho sự xuất khẩu của Nhật Bản.
Viết bình luận