Lợi nhuận từ mậu dịch là gì?
Mục lục nội dung
Giả thiết rằng các nhà trồng lúa Hoa Kỳ và các nhà chế tạo xe hơi Nhật nhận thức rằng họ đạt hiệu quả cao hơn về sản phẩm này, thế là họ quyết định chuyên môn hóa về sản phẩm ấy. Hoa Kỳ chuyển hướng tất cả các đơn vị đầu vào của mình sang lúa gạo, Nhật thì chỉ chế tạo xe hơi.
Giả sử mỗi nước tiến hành trao đổi về lượng thặng dư của mình - 3 tấn gạo và 4 xe hơi. Người trồng lúa gạo nhận được 3/4 chiếc xe hơi cho mỗi tấn gạo. Hơn 2/3 chiếc xe hơi nếu trao đổi với nhà sản xuất xe hơi nội địa. Các nhà sản xuất xe hơi Nhật cũng đạt hiệu quả như thế vì họ bây giờ nhận 3/4 tấn gạo cho mỗi chiếc xe hơi thông qua kinh doanh thay vì họ chỉ nhận 1/4 tấn gạo từ người trồng lúa nội địa. Rõ ràng là cả 2 nước đà thu lợi do mậu dịch. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có một nước nào dó có một lợi điểm tuyệt đối cả về sản xuất lúa gạo lẫn xe hơi?
Năm 1.917, RICARDO đã chứng minh rằng: dù cho một nước nào nắm lợi điểm tuyệt đối về sản xuất cả hai loại hàng hóa, việc kinh doanh vẫn có thể tiến hành giữa 2 nước có các lợi điểm riêng của mỗi nước cho tới chừng nào mà hiệu quả vẫn lớn hơn
1. Lợi điểm đối chiếu
Giả sử sản lượng trên mỗi đơn vị đầu vào.
Hàng hóa | Hoa Kỳ | Nhật Bản |
Tấn gạo | 6 | 3 |
Xe hơi | 5 | 4 |
Không thực hiện trao đổi kinh doanh, thì một túi gạo có thể trao đổi tại Hoa Kỳ được 5/6 chiếc xe hơi, trong khi ở Nhật Bản, tỉ lệ trao đổi là một tấn gạo với \(1\frac{1}{3}\) xe hơi. Nếu người trồng lúa gạo ở Hoa Kỳ có thể nhận được hơn mức 5/6 chiếc xe hơi ở nơi nào đó với một tấn gạo (tỉ lệ trao đổi nội địa), họ có thể tiến hành kinh doanh. Hiển nhiên, họ có thể làm đạt hiệu quả hơn bằng cách tiến hành kinh doanh với nhà chế tạo xe hơi Nhật Bản, người phải trả tới \(1\frac{1}{3}\) được một tấn gạo Nhật Bản.
Thu lợi do mậu dịch: Giả thiết rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản lại chuyên vào sản xuất lúa gạo (Hoa Kỳ) và xe hơi (Nhật Bản). Lượng thặng dư có thể xuất khẩu của Hoa Kỳ bây giờ là 6 tấn gạo thu được do chuyển đổi đầu vào của nó vào việc sản xuất gạo và Nhật Bản có một lượng thặng dư 4 xe hơi để xuất khẩu. Tuy nhiên, một cuộc trao đổi trực tiếp 6 tấn gạo lấy 4 xe hơi có thể gây ra điều xấu cho nhà trồng lúa hơn là họ có thể thu từ thị trường nội địa. Nhưng nhớ rằng, một cuộc kinh doanh thường có lợi cho đôi bên nếu mỗi bên có thể nhận được do buôn bán với nhau hơn là kinh doanh nội địa.
Tại nội địa, nhà trồng lúa Hoa Kỳ thu được 5/6 xe hơi với một tấn gạo, nhưng nhà chế tạo xe hơi Nhật phải cung cấp 1 xe hơi để đổi lấy một tấn gạo Nhật. Họ có thể nhận ra được sự khác biệt giữa một tấn gạo với một xe hơi. Sau khi tiến hành trao đổi mua bán, mỗi nước có được như sau:
Hàng hóa | Hoa Kỳ | Nhật Bản |
Tấn gạo | 8 | 4 |
Xe hơi | 4 | 4 |
Chú ý rằng sự kinh doanh này để lại cho Hoa Kỳ một số gạo thặng dư và kém một chiếc xe hơi so với trước khi kinh doanh. Nhật Bản có thêm gạo và một số lượng tương đương của xe hơi. Tuy thế, người trồng lúa Hoa Kỳ có thể phải đổi hai tấn gạo thặng dư lấy 2 xe hơi ở nơi khác. Kết quả cuối cùng sẽ thành:
Hàng hóa | Hoa Kỳ | Nhật Bản |
Tấn gạo | 6 | 4 |
Xe hơi | 6 | 4 |
Chính khái niệm đơn giản trên là cơ sở của mậu dịch quốc tế.
2. Khái niệm đơn giản này là cơ sở của mậu dịch quốc tế
Lưu ý rằng trong ví dụ của chúng ta, chúng ta nêu ra một đơn vị đầu vào: Đây là cách giải thích hiện đại hơn các ví dụ của RICARDO và SMITH, người chỉ sử dụng đầu vào là lao động. Họ đã thực hiện như thế vì hồi đó chỉ có yếu tố lao động được xem là quan trọng trong việc hạch toán giá thành sản xuất. Cũng không được xem xét đến khả năng sản xuất hàng hóa tương tự với các kết cấu nhân tố khác nhau. Hơn thế nữa, cũng chẳng có giải thích nào về lý do tại sao các giá thành sản xuất khác nhau. Mãi cho đến 1933, OHLIN - kinh tế gia người Thụy Điển xây dựng công trình đã được bắt đầu bởi kinh tế gia HECKSCHER, phát triển lý thuyết ưu đãi về yếu tố.
Viết bình luận