Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa (OPEC)

Nhận thức rằng nếu các nước xuất khẩu dầu hỏa thống nhất lại, họ có thể ngã giá hiệu quả hơn với các công ty Dầu mỏ lớn, nên IRAN và Venezuela đã gia nhập vào Hội nghị Dầu mỏ Ả-Rập tại cuộc họp ở Cairo năm 1958. Các cuộc bàn luận và thỏa thuận bí mật tại cuộc họp ấy trở thành các hạt giống cho sự hình thành tổ chức các quốc gia xuất khẩu Dầu Mỏ (OPEC)

Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa (OPEC)

Vào đầu năm 1960, Bộ Trưởng về mỏ và các chất hydrocacbon Venezuela và Bộ trưởng Dầu khí SAUDI gửi công văn đến các Công ty dầu hỏa đang hoạt động tại Venezuela và Trung Đông, thỉnh cầu rằng nên trao đổi ý kiến với các chính phủ nước chủ nhà trước khi có bất kỳ thay đổi gì về giá cả. Vào tháng 8 năm 1960, các công ty Dầu hỏa đã giảm giá dầu, và người ta nói rằng chính phủ các nước chủ nhà biết được điều đó chỉ cho tới khi họ đọc được trên báo chí. Trong bất kỷ trường hợp nào, họ cũng chẳng được tham khảo ý kiến. Việc ấy làm cho họ giận dữ và mối lo ngại cung tăng lên về sự kiểm soát và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Trong bầu không khí ấy, họ đã triệu tập 1 cuộc họp ngày 14/9/1960 tại BAGHDAD.

Tham dự cuộc họp có các đại diện của Iran, Iraq, Kuwait, Ả-Rập Saudi và Venezuela. Từ đó hình thành OPEC và các thành viên OPEC chịu trách nhiệm về việc định giá đầu.

Tổng hành dinh đầu tiên của OPEC đật tại 1 căn hộ khá nhỏ tại GENEVA. Đã có mối hoài nghi chung về sự bền vững của một tổ chức mới và sự dè dặt của một số nhân viên có khả năng vướng víu nỗi lo sợ công việc họ chỉ ngắn hạn.

Rõ ràng ràng sự hoài nghi được chứng minh là không có cơ sở.

Tổng hành dinh OPEC đã dời đến VIENNA và các thành viên của nó, ngoài các nước sáng lập nên có tên trên, gồm Qatar, Libya, Indonesia, Abu Dhabi, Algeria, Ecuador và Gabon.

1. Sức lực kinh tế và sức mạnh chính trị

Vào cuối năm 1973 và đầu năm 1974 OPEC đã chứng tỏ sức mạnh của mình với lệnh cấm vận đẩu hỏa do các thành viên Ả Rập của tổ chức ban hành chống lại Hà Lan và Hoa Kỳ, cùng với tình trạng tăng vọt giá dầu bán cho tất cả khách hàng. Sức mạnh của tổ chức bắt nguồn từ sự liên kết bền vững của các thành viên và sự kiểm soát tới 68,2% trữ lượng dầu mỏ được tìm thấy trên thế giới. OPEC cung cấp khoảng 84% nhu cầu dầu hỏa của Cộng đồng châu Âu và trên 90% nhu cầu của Nhật Bản.

Sức lực kinh tế và sức mạnh chính trị

2. Phải chăng OPEC quá tham lam?

Sử dụng sức mạnh của mình, OPEC đã đẩy giá dầu hỏa từ mức 3 USD/thùng năm 1973 đến gần 35 USD năm 1980. Sự tăng giá nhiên liệu dữ dội như thế và gây ra sự suy thoái và thất nghiệp tại các nước nhập khẩu dầu hỏa. nhưng nó cũng bật đèn cho các biện pháp tự bảo tồn, thăm dò dầu mỏ gia tăng tại các nước không rphải thành viên của OPEC, và nghiên cứu các nguồn năng lượng thay thế dầu hỏa.

Nhờ các bước khởi xướng này mà thị trường của OPEC đã suy yếu dần, nhưng các thành viên vẫn từ chối không chịu cắt giảm lượng sản phẩm và từ đó đã dẫn đến việc cung cấp quá mức lan tràn. Vào giữa những năm 1970, OPEC nắm quyền ấn định giá dầu trong tay nhưng vào khoảng đầu những năm 1980, các thị trường tự do đã ấn định giá cả cho các thị trường chủ yếu như Rotterdam, New York và Chicago. Giá dầu đã giảm dưới 13 USD/thùng năm 1987 và sử dụng trong giới hạn giá này cho tới mức 19 USD/thùng vào năm 1989.

Các mức giá dầu hạ thấp như thế đã thay đổi lại biện pháp tự bảo tồn và làm giảm rõ rệt cả 2 việc khảo sát thăm dò dầu mỏ cũng như nghiến cứu tìm hình thức năng lượng khác thay thế. Đã có khá nhiều người lo ngại rằng chiều hưởng như vậy có thể lại dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào OPEC một lần nữa.

Viết bình luận