Những rào cản phi thuế quan không định lượng

Nhiều chuyên gia thương mại quốc tế phàn nàn rằng các rào cản phi thuế quan không định lượng là những rào cản đáng chú ý nhất, Các chính phủ có khuynh hướng tạo lập rào cản phi thuế quan để bảo vệ nền công nghiệp trong nước trước đây được cung cấp bởi thuế nhập khẩu. Một cuộc nghiên cứu về các rào cản phi thuế quan không định lượng vạch rõ ràng hơn 800 hình thức riêng biệt có thể được phân loại theo 3 tiên đề chính: (1) sự tham gia trực tiếp của chính phủ vào mậu dịch, (2) hải quan và các thủ tục hành chính khác, (3) tiêu chuẩn.

Hàng rào phi thuế quan không định lượng

1. Sự tham gia trực tiếp của chính phủ vào thương mại

Sự tham gia trực tiếp của chính phủ phổ biến nhất là bao cấp trị giá xuất khẩu, một dạng thanh toán tiền mặt cho nhà xuất khẩu. Người ta coi nó là 1 tập quán thương mại không ngay thẳng vì nó khuyến khích các nhà xuất khẩu bán với giá thấp hơn là họ có thể mà vẫn thu lời. Ví dụ, Cộng đồng Châu Âu đã dành các khoản trị giá 196$ mỗi tấn gà giò và 93,76$ mỗi tấn bột mì để giảm lượng tồn kho do gia ủng hộ hàng nội địa quá cao. Các quốc gia nhập khẩu thường trả đũa bằng cách thu thuế bù trừ lên số hàng bù giá... Các loại bù lỗ xuất khẩu khác gồm khoản tín dụng rẻ do các ngân hàng xuất khẩu nhà nước dành cho các khách hàng nước ngoài của nhà xuất khẩu (đa số các quốc gia xuất khẩu chính đều có 1 ngân hàng, ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ là 1 ví dụ), thuế lợi tức thấp hơn đánh lên các khoản lợi nhuận xuất khẩu, và phí chuyên chở thấp đặc biệt khi hàng xuất khẩu được chở bằng tàu hay máy bay nội địa.

2. Hải quan và các thủ tục hành chính khác

Những thủ tục này chiếm phần lớn chính sách của chính phủ vừa đối xử phân biệt với hàng nhập khẩu vừa ủng hộ hàng xuất khẩu. Ví dụ, tại Pháp, thời điểm trong năm khi sự chậm trễ xảy ra trong khi tiến hành thủ tục nhập khẩu cần thiết để nhập khẩu áo len diễn ra trùng khớp với mùa mua sắm. Ý cho phép nhập hàng dệt chỉ qua 10 cảng quy định. Chính quyền hải quan Nhật thay đổi sự phân loại sản phẩm thức ăn chế biến mà 1 hãng Hoa Kỳ VỚI mức thuế 15% sang loại vời mức thuế 35%. Hải quan Hoa Kỳ quy định năm 1989 rằng các phương tiện vận chuyển công cộng nhập khẩu như Suzuki Samurai, như xe vận tải phải chịu thuế 25% thay vì 2,5% như trước đây. Điều này sẽ làm tăng giá xe cộ ở Hoa Kỳ.

Hải quan và các thủ tục hành chính khác

Khi việc xuất khẩu dịch vụ gia tăng, các chính phủ đã tìm cách phân biệt đối xử với chúng. Các diễn tiến dữ kiện đã được chọn lựa riêng ra. Ở Nhật, công ty độc quyền về điện thoại quốc tế đã từ chối cho các công ty Hoa Kỳ thuê, khỉ các công ty này muốn liên lạc các khách hàng Nhật với các cơ sở dữ kiện ở Hoa Kỳ. Ví dụ khác về phân biệt đối xử là chính phủ Canada giảm thuế đối với các doanh nghiệp trong nước, những người có quảng cáo trên TV - nhưng không được giảm khi họ sử dụng các đài vượt biên giới của Hoa Kỳ - hoặc Tây Đức cho phép chỉ các đại lý của Đức mới được thuê người mẫu xuất hiện trong chương trình quảng cáo trên TV.

3. Các tiêu chuẩn

Cả các tiêu chuẩn tư nhân lẫn nhà nước để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho công dân trong nước chắc chắn được mong muốn, nhưng trong nhiều năm các hãng xuất khẩu đã gây tệ hại bằng nhiều tiêu chuẩn phức tạp và phân biệt đối xử. Ví dụ, Pháp cấm quảng cáo rượu bourbon, viện lý rằng rượu ngũ cốc có hại cho sức khỏe, nhưng tất nhiên, rượu làm ra từ nho thì được miễn cấm đoán. Như phần lớn các nước khác, Úc yêu cầu vật nuôi nhập khẩu phải được kiểm dịch nhưng lại không hề có thiết bị kiểm dịch.

Ngay cả bia cũng không thoát khỏi các luật lệ. Đức có đạo luật thế kỷ 16 quy định bia của Đức chỉ được làm bằng cây hoa bia, mạch nha, men rượu và nước. Bia có chứa các thành phần khác, như bắp hay gạo, phổ biến ở các nước khác nhưng không thể qua biên giới được. Luật này vẫn còn hiệu lực ở Đức, nhưng nó đã bị đánh ngã bởi Cộng đồng châu Âu thay mặt cho 1 nhà máy bia Pháp muốn thâm nhập thị trường Đức. Mặc dù luật không còn ảnh hưởng đến bia xuất khẩu sang Đức, Bộ trưởng thương mại Pháp lại có rắc rối khác. Bà ta than phiền khi đọc báo Đức rằng uống bia Pháp có thể làm cho người ta bất lực. Vấn đề bia, mặc dù vậy, vẫn chỉ là 1 trong số hơn 800 biện pháp chủ trương bảo vệ nền công nghiệp trong nước mà EC đang nghiên cứu.

Đan Mạch sử dụng luật bao bì đóng gói để bảo vệ nền công nghiệp thức uống nhẹ khỏi cạnh tranh của nước ngoài. Tất cả loại giải khát phải được bán trong những chai có thể thu hồi lại. Điều này đã cản trở các nhà sản xuất nước khoáng Pháp, bởi vì rất tốn kém khi chuyển các chai được trả lại trở về Pháp để làm đầy lại. Tòa án châu Âu mới đây đã ra lệnh cho Bỉ ngừng việc yêu cầu margarine phải được đóng gói thành viên vuông. Luật này có hiệu quả trong việc ngừng nhập khẩu từ các nước châu Âu nơi các nhà sản xuất sử dụng bao bì tròn hay chữ nhật. Nhật qui định 1 vài hàng đồ hộp nhập khẩu không được chấp nhận theo tiêu chuẩn nông nghiệp của nó vì các con số ngày, tháng, năm vô hộp cách nhau quá xa trên các nhãn ”Tính duy nhất” là một lĩnh vực khác mà Nhật sử dụng để ngăn không cho hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào. Da người Nhật có sự khác biệt, nên các công ty mỹ phẩm nước ngoài phải thử nghiệm sản phẩm của họ ở Nhật trước khi bán ở đó. Hàng nhập khẩu quýt của Mỹ phải được hạn chế vì dạ dày người Nhật nhỏ và vì vậy chỉ chứa được những quả quýt trong nước thôi.

Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển mỗi nơi áp dụng những tiêu chuẩn riêng cho thiết bị điện và đòi hỏi phải kiểm tra riêng lẻ trước khi chấp thuận cho nhập. Hãy tưởng tượng hoàn cảnh của nhà sản xuất Hoa Kỳ phải chế tạo những sản phẩm đặc biệt cho mỗi một quốc gia này để thực hiện đúng những tiêu chuẩn đặc biệt của nó. Chi phí cho việc phục tùng này quá sức các công ty. Đây có thể là nguyên nhân tại sao các tiêu chuẩn như vậy được thành lập trước tiên.

Những ví dụ ít ỏi này sẽ đem đến cho độc giả một ý niệm về sự phức tạp có liên quan trong việc cố gắng loại bỏ các rào cản không định thuế. Một vài tiến bộ đã đạt được, nhưng còn chậm. Trong khi đó, hiểu biết về những cản trở như vậy đang tổn tại sẽ nhắc các doanh nhân quốc tế tìm kiếm chúng trước khi tiến hành làm ăn tại nước ngoài.

Viết bình luận