Trao đổi chéo trong thương mại quốc tế

Giao dịch tài sản và nợ phải trả bằng các loại tiền tệ khác nhau hoặc những cấu trúc lãi suất nhằm hạn chế rủi ro hay giảm chi phí.

Trao đổi chéo Swaps

Trao đổi chéo có thể được dùng để tránh những rủi ro kinh doanh, càng có thể được sử dụng cho việc tránh những rủi ro chuyển đổi, nhưng trên hết có thể hữu ích khi các công ty tăng hoặc chuyển đối vốn. Vì thế, chúng ta sẽ xem xét nó riêng biệt và nghiên cứu nhiều loại: (1) trao đổi chéo thị trường trả ngay và trả trước, (2) tiền vay đối lưng (Back-to- back loans), và (3) trao đổi chéo ngân hàng. Trao đổi chéo lãi suất có liên quan đến phần "tăng vốn và đầu tư".

I. Trao đổi chéo trả ngay và trả trước

Giả sử một công ty mẹ Mỹ muốn cho chi nhánh Itali của nó mượn đồng Lia Itali và muốn tránh rủi ro hối đoái. Công ty mẹ này sẽ mua đồng Lia (IL) ở thị trường trả ngay (Spot market) và cho chi nhánh đó mượn. Đồng thời, công ty mẹ này sẽ giảm thời hạn vay cho món tiền đó (mua USD để chuyển trước) vị trí đồng Lia ngắn hạn sẽ được bảo hiểm bằng đồng Lia được trả lại bởi chi nhánh và công ty mẹ nhận tiền đô la. Giá sẽ phụ thuộc vào tỷ giá giảm trong thị trường trả trước (forward market) so với tỷ giá thị trường trả ngay.

1. Tiền vay đối lưng

Lấy thí dụ công ty mẹ Mỹ và chi nhánh Itali của nó như trên và công ty mẹ Itali với chi nhánh Mỹ của nó. Giả sử, mỗi công ty mẹ đều muốn cho chi nhánh của nó vay tiền bằng loại tiền tệ của chi nhánh. Điều này có thể đạt được mà không cần đến thị trường ngoại hối. Công ty mẹ Itali cho chi nhánh Itali của công ty mẹ Mỹ vay 1 số tiền thỏa thuận bằng đồng Lia. Đồng thời và cùng thời hạn thanh toán tiền vay, công ty mẹ Mỹ cho chi nhánh Mỹ của công ty mẹ Itali vay cùng một khoản tiền (với tỷ giá đồng Lia USD trả ngay) bằng USD (Figure 17-4 sẽ minh họa điều này).

Như bạn thấy, tiền được vay và trả bằng một loại tiền tệ, như vậy sẽ tránh rủi ro ngoại hối. Mỗi số tiền vay đều có quyền đền bù, tức là nếu một trong 2 chi nhánh có sai sót trong việc chi trả, chi nhánh kia có thể rút chi trả lại. Điều này tránh nhu cầu bảo hiểm cho công ty mẹ.

Loại trao đổi chéo tiền vay đối lưng này có thể được áp dụng cho nhiều trường hợp và có thể bao gồm trên 2 quốc gia hoặc 2 công ty. Nếu 1 chi nhánh ở một nước có tiền tệ bí khủng hoảng có số thặng dư loại tiền tệ đó trong hoạt động tại địa phương của nó, có lẽ chi nhánh địa phương của một WWC khác cần vốn. WWC kia muốn cung cấp số vốn đó nhưng không muốn chuyển nhiều hơn số tiền tệ cứng của nó thành một loại tiền tệ mềm. Chi nhánh của WWC đầu tiên cho chi nhánh của WWC thứ 2 vay số tiền thặng dư của nó. Công ty mẹ của WWC thứ hai cho công ty mẹ của WWC thứ nhất một khoảng tương ứng bằng loại tiền tệ khác mà nó có thể dùng. Điều đó thường phụ thuộc vào việc các tỷ lệ lãi suất ở hai nước như nhau hay khác xa nhau. Trong trường hợp sau, người vay tiền có giá cao hơn có thể trả một số lãi suất cao hơn.

Có lẽ bạn đã nhận ra rằng trong bàn luận của chúng ta về trao đổi chéo không thấy có nói đến ngân hàng. Những việc vay tiền công ty với công ty là sự cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại, nhưng một số ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho những đàm phán hoặc đóng vai trò trung gian giữa các khách hàng trong việc sắp xếp trao đổi chéo. Các ngân hàng đầu tư hay những người môi giới tài chính đôi lúc tạo điều kiện hay thậm chí chủ động làm dịch vụ trao đổi chéo cho các khách hàng.

II. Trao đổi chéo ngân hàng

Trước nay, những trao đổi chéo loại này diễn ra giữa các ngân hàng (thương mại hay trung ương) của 2 hay nhiều nước với mục đích đạt được ngoại hối tạm thời, nhưng trong những năm gần đây, các công ty đã tham gia vào lĩnh vực này. Việc sử dụng điển hình của một vụ trao đổi chéo ngân hàng là tài trợ tiền cho việc khuếch đại một chi nhánh WWC ở một LDC có tiền tệ mềm, không đổi được hay phong tỏa.

Trao đổi chéo ngân hàng

1. Cơ chế rất đơn giản

Giả sử một WWC Thụy Sĩ muốn mở rộng một nhà máy của chi nhánh ở Indonesia, nó muốn giảm tối đa những rủi ro ngoại hối và tránh việc đổi Franc Thụy Sĩ cứng (Sfs) để lấy tiền Rupiah của Indonesia (Irs).

Công ty mẹ Thụy Sĩ có thể giao dịch với một ngân hàng thương mại ở Indonesia. Trong bất cứ trường hợp nào WWC Thụy Sĩ cũng gửi Sfs trong một ngân hàng Thụy Sĩ vào tín dụng của ngân hàng Indonesia. Trái lại, ngân hàng Indonesia cho chi nhánh Indonesia vay Irs. Vào thời hạn thỏa thuận ngân hàng Indonesia sẽ trả lại số Sfs và chi nhánh trả lại Irs.

Bạn có thể thấy rằng trong thí dụ này đồng Rupiahs Indonesia được vay và trả ở Indonesia và đồng Franc Thụy Sĩ được vay và trả ỏ Thụy Sĩ; Điều này xóa được nhu cầu sử dụng các thị trường ngoại hối. Như vậy, những chi phí ngoại hối có thể tránh được trong lúc cả hai bên đều đạt được một loại ngoại tệ mà họ cần.

Chúng ta vừa nói đến những trao đổi chéo như những phương pháp giảm rủi ro chuyển đổi và tăng vốn. Ngoài ra còn có nhiều cách thông thường khác để tăng vốn.

2. Tăng nguồn vốn và đầu tư

Khi một công ty muốn tăng vốn, ban quản lý tài chính phải đưa ra nhiều quyết định. Để giảm chi phí, các trưởng phòng tài chính không ngừng khai thác sử dụng việc trao đổi chéo tỷ suất lãi và trao đổi chéo tiền tệ. Vì đây là những vấn đề mới mẻ và đang được chú ý, chúng ta sẽ xét nó riêng biệt.

3. Những quyết định

+ Vốn cổ phần (equity capital): Vốn tạo ra bởi việc bán cổ phần chung, thể hiện quyền sở hữu của công ty.

+ Vốn nợ (debt capital): Vốn tạo ra do bán trái phiếu, thể hiện nợ của công ty.

- Loại tiền tệ mà trong đó vốn sẽ được xây dựng.

- Ước lượng lâu dài về ưu điểm hoặc nhược điểm của loại tiền tệ đó.

- Xem thử nên xây dựng một phần hay toàn bộ nguồn vốn bằng việc bán cổ phần (equity) thay vì nợ.

- Nên vay tiền từ (a) một ngân hàng thương mại bằng số tiền vay bình thường; (b) một ngân hàng với tư cách một bộ phận trao đổi chéo như đã nói trên; (c) một công ty khác với tư cách một bộ phận trao đổi chéo hoặc khác nữa; (d) một bộ phận khác của WWC; hoặc (e) từ một nhã ý trong một trong những thị trường vốn thế giới, chẳng hạn ở New York hay những thị trường trái phiếu Châu Âu (Eurobond Markets).

- Nếu quyết định sử dụng một trong những thị trường vốn thế giới, các nhà quản lý phải tính toán xem trong thị trường nào họ có thể đạt được những mục tiêu với chi phí thấp nhất. WWC có thể tìm hiểu trong số những thị trường nội địa ở những trung tâm đa dạng như New York, London, Paris Zurich, Bahrain, Singapore, Tokyo và quần đảo Caynan. Họ có thể thử những thị trường quốc tế hay những thị trường kiểu tiền tệ Châu Âu, trái phiếu Châu Âu hoặc những nơi khác.

- Công ty cần bao nhiêu tiền, trong bao lâu. Ví dụ, nếu công ty đang bước vào một thị trường hoặc một sản phẩm mới, có lẽ cần một thời gian giới thiệu sản phẩm, xây dựng nhà xưởng hay bất cứ cái gì và lúc này việc kinh doanh cần một số vốn lớn hơn công ty có thể cấp được.

- Có những nguồn tài chính nào khác không. Thí dụ, nếu công ty đang hình thành hoặc mở rộng một hoạt động liên doanh, người liên doanh có thể là một nguồn tài chính lớn. Hoặc nếu công ty đi vào một nước hoặc một vùng đang cần kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của WWC hoặc cần tạo ra những việc làm mới, chính phủ có thể là nguồn tiền tệ lãi suất thấp.

Trong những tình trạng đó, công ty cũng có thể đàm phán việc giảm thuế hoặc thời hạn miễn thuế (Taxholiday).

Để đạt được kết quả lạc quan từ những quyết định trên công ty cần có thông tin chính xác, cập nhật. Đồng thời cũng nên giữ những mối quan hệ tốt, thường xuyên với các quan chức ngân hàng quốc tế và các nhà quản lý tài chính ở các công ty khác.

Chúng ta vừa mới đề cập đến những nguồn tài chính từ bên ngoài, tức là những nguồn tài chính ngoài những hoạt động của công ty. Dĩ nhiên, một công ty thành công sẽ cấp phát vốn cho nội bộ, những vấn đề đó không được bàn đến ở đây.

III. Trao đổi chéo tỷ suất lãi

Trao đổi chéo tỷ suất lãi là một sản phẩm mới đây và là sự phát triển của trao đổi chéo tiền tệ mà được dự định như một kiểu buôn chứng khoán giữa các thị trường tiền tệ. Trao đổi chéo tỷ suất lãi chính là một hình thức buôn chứng khoán nhưng giữa các thị trường có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Một cuộc trao đổi chéo lãi suất ở hình thức cơ bản nhất của nó, không khác gì một sự trao đổi giữa hai bên có dòng lãi suất vay tiền được tạo ra trong hai thị trường này cố định để thả nổi và thả nổi để cố định, kết quả là mỗi bên đạt được yêu cầu mà họ cần và với một tỷ suất hấp dẫn hơn.

Trao đổi chéo tỷ suất lãi

Trao đổi chéo “vani trơn” được ngân hàng làm trung gian. Trong một cuộc trao đổi chéo "vani trơn" tiêu biểu, một tập đoàn cấp BBB Mỹ được đi đôi với một ngân hàng nước ngoài cấp AAA. Tập đoàn BBB muốn vay tiền với lãi suất cố định nhưng những tỷ suất cao gắn liền với cấp thấp của nó không khuyến khích việc đó. Tuy nhiên, công ty có thể vay ở thị trường tỉ suất thả nổi. Ngân hàng nước ngoài AAA muốn vay với tỷ suất thả nổi vì tài sản của nó gắn chặt với LIBOR. Ngân hàng thường trả cho LIBOR để vay được các khoản tài chính. Cũng có thể vay với những lãi suất cố định tốt hơn những lãi suất cố định mà tập đoàn có thể đạt được.

Khi việc trao đổi chéo được sắp xếp, ngân hàng vay với những tỉ suất cố định ở thị trường trái phiếu Châu Âu và tập đoàn BBB vay với những tỉ suất thả nổi. Với việc này được thực hiện, cả 2 bên trao đổi chéo những tỷ suất lãi cho từng vốn vay của họ. Tập đoàn thuyết phục ngân hàng thực hiện việc này bằng giảm tỷ suất thả nổi cho ngân hàng xuất LIBOR - 0,25 phần trăm. Ngược lại, ngân hàng cho tập đoàn BBB 1 tỷ suất cố định tốt hơn tỷ suất mà tập đoàn tự kiếm được. Dưới đây là một ví dụ có đánh số mang tính giả thuyết.

Giả sử công ty BBB có thể vay lãi suất 12,5%.

- Ngân hàng AAA phát hành loại tiền vay lãi suất cố định 11%.

- Công ty BBB giao dịch với thị trường tỉ suất thả nổi với LIBOR + 0,5 %.

- Công ty BBB trao đổi chéo tỷ suất thả nổi với ngân hàng với LIBOR - 0,25%.

- Ngân hàng AAA trao đổi chéo lãi suất cố định 11% với công ty BBB.

Net result: Công ty BBB tiết kiệm 150 điểm cơ bản và chuyển 75 điểm cho ngân hàng AAA; ngân hàng tiết kiệm 25 điểm cơ bản theo giá thả nổi thông thường.

Có chín thuận lợi cơ bản cho Việc trao đổi chéo tỷ suất lãi. Trước tiên, việc trao đổi chéo khiến tập đoàn có thể uyển chuyển chuyển giá thả nổi sang giới ấn định và ngược lại.

Thứ 2: Có thể tiết kiệm tỉ suất như đã nói. Thứ 3, việc trao đổi chéo có thể dựa vào nợ chưa trả và như vậy có thể tránh số thuế gia tăng. Thứ 4, trao đổi chéo tạo ra nhiều nguồn tài chính. Thứ 5, trao đổi chéo là giao dịch tư nhân. Thứ 6, không có những yêu cầu về đăng ký hay báo cáo SEC. Thứ 7, hợp đồng trao đổi chéo rất đơn giản và rõ ràng. Thứ 8, các đại lý giá cả, chẳng hạn Moody và S & P đứng ra làm trung gian ở vị trí tích cực cho việc trao đổi chéo kết hợp. Thứ 9, sự đánh thuế đối với trao đổi chéo rất đơn giản, bởi vì không có những loại thuế đánh trên những khoản thanh toán lãi suất cho các thành viên trao đổi chéo ở nước ngoài, và chi phí lãi suất của người trả giá ấn định được xem như một giao ước giá ấn định.

Điều trở ngại duy nhất đối với sự trao đổi chéo là một thành viên trao đổi chéo không thể thực hiện thanh toán được theo thỏa thuận cho thành viên trao đổi chéo khác.

Tác động của việc trao đổi chéo đối với các thao tác quản lý tài chính rất lớn. Có thế thấy trước là các tập đoàn sẽ sử dụng trao đổi chéo đổ ghép tài sản với các khoản thuế phải trả và bảo vệ những đầu tư vào tài sản vốn như nhà xưởng, thiết bị, khói những biến động lãi suất giá thả nổi. Các tổ chức tài chính cũng xem trao đổi chéo như một cách để ghép những khoản nhận (tiền vay) với những khoản thuế phải trả.

Nhiều tập đoàn và các tổ chức tài chính đã tham gia trao đổi chéo. Chẳng hạn, Tập đoàn Greyhound đã tham gia trao đổi chéo 80 triệu USD với ngân hàng Bank of America (3 lần) và Goldman Sach (1 lần) các công ty Transamerica, ITT Finaneial, Great Western Financial Corporation và Consumer Power Compceny cùng đã tham gia trao đổi chéo.

Việc sắp xếp trao đổi chéo rất có lợi. Lệ phí cho việc sắp xếp trao đổi chéo gồm khoản chi 0,5% đối với người trả giá cố định, 1,87% như một số tiền lãi trái phiếu Châu Âu (Furobond) và 0,125% như chi phí trái phiếu Châu Âu tiêu chuẩn. Như vậy, chi phí trung bình toàn bộ là 2,5% hay 2,5 triệu USD với trung bình 100 triệu USD trong một giao dịch 7 năm. Những ngân hàng đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực sắp xếp trao đổi chéo là First Boston Corporation, Goldwan Sachs & Co., Morgan Stanley & Co., Solomon Brothers, và Lehwan Brothers Keclin Loch. Những ngân hàng ngoại thương hàng đầu trong lĩnh vực này là Morgan Guaranty Trust, Citìcorp, Bankers Trast, Manufacturery Manover Trust và Continental Illinois. Sự khác nhau giữa hai nhóm này là các ngân hàng đầu tư khác chú trọng vào chuyên môn trái phiếu châu Âu và mạng lưới các bên cộng tác của họ, trong khi các ngân hàng thương mại nhấn mạnh sự chiếm lĩnh thị trường của họ.

IV. Trao đổi chéo tổng hợp có hoặc không có ngân hàng làm trung gian

Trao đổi chéo tổng hợp được tạo ra bởi việc sử dụng những thị trường lãi suất trả sau (kỳ hạn) để ấn định giá thả nổi hoặc ngược lại. Chẳng hạn, một công ty có số nợ giá thả nổi có thể ấn định chi phí lãi suất bằng việc bán, hay chính xác hơn là rút ngắn những hợp đồng lãi suất trả sau. Bây giờ, nếu lãi suất tăng, công ty phải trả nhiều hơn số nợ giá thả nổi của họ, nhưng họ sẽ thu lợi trong hợp đồng kỳ hạn để bù lại việc thanh toán lãi suất cao hơn.

Đi theo một hướng khác. Giả sử công ty có số nợ giá ấn định và muốn thả nổi giá. Họ sẽ mua tiền tệ châu Âu thả nổi hoặc hợp đồng ngân khố. Trong trường hợp này, nếu lãi suất giảm công ty bị mắc kẹt vào số tiền vay giá ấn định ban đầu mà theo đó các khoản thanh toán lãi suất vẫn giữ cùng mức cao hơn đó. Tuy nhiên khi lãi suất hạ các hợp đồng kỳ hạn sẽ tăng và các khoản thanh toán cố định sẽ được bù lại bằng lợi nhuận kỳ hạn.

V. Trao đổi chéo tiền tệ

Các công ty sử dụng các thị trường trao đổi chéo tiền tệ khi họ cần xây dựng vốn bằng một loại tiền tệ phát hành bởi một nước mà trong đó họ không nổi tiếng và phải trả lãi suất cao hơn so với một công ty vay mượn địa phương hoặc nổi tiếng hơn. Ví dụ, một công ty loại trung bình của Mỹ có thể cần đồng Franc Thụy sỹ (SFS) nhưng dù đó là công ty mạo hiểm tín dụng, nó vẫn không nổi tiếng ở Thụy Sĩ.

Trao đổi chéo tiền tệ

Nếu một ngân hàng hay một bên môi giới có thể ghép nó với một công ty Thụy Sĩ cần tiền USD việc trao đổi chéo sẽ diễn ra như sau. Công ty Mỹ sẽ vay USD ở Mỹ nơi nó được biết đến nhiều và có thể đạt được lãi suất thấp. Công ty Thụy sỹ sẽ vay SFS ở Thụy sĩ với cùng một lý do. Rồi họ trao đổi chéo hai loại tiền tệ và phục vụ tiền vay cho nhau; tức là công ty Thụy Sĩ sẽ trả nợ bằng USD trong lúc công ty Mỹ trả nợ bằng SF.

Viết bình luận