Lý thuyết về mậu dịch quốc tế và Chủ nghĩa trọng thương

Lý thuyết về mậu dịch quốc tế: Tại sao các quốc gia kinh doanh? Vấn đề này và sự tuyên bố có tầm quan trọng tương đương về sự tiên đoán chiều hướng, thành phần và số lượng hàng hóa được đưa ra kinh doanh là điều mà lý thuyết về kinh doanh quốc tế đang cố gắng trả lời. Thật thú vị, như trong trường hợp với vô sổ văn kiện về kinh tế, sự hình thành hệ thống lý thuyết kinh doanh quốc tế đầu tiên được thúc đẩy về mặt chính trị. Ông ADAM SMITH, bị bực bội vì sự can thiệp và kiểm soát của chính phủ trên cả hai lĩnh vực nội thương và ngoại thương, đã phát hành cuốn "Câu hỏi về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các quốc gia” (1976) trong đó ông đã cố phá bỏ triết lý của chủ nghĩa trọng thương.

Mậu dịch quốc tế

1. Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism)

Chủ nghĩa trọng thương: Một học thuyết về kinh tế mà một chính phủ có thể cải thiện phúc lợi của công dân thông qua luật pháp và các qui định sự giàu có đạt được do thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu,

Người theo chủ nghĩa trọng thương tin rằng điều thiết yếu đối với phúc lợi quốc gia là tích lũy dự trữ kim loại quý, đây chính là nguồn duy nhất của sự giàu có. Anh quốc không có quặng mỏ, những người theo chủ nghĩa này trông chờ sự kinh doanh quốc tế để cung ứng vàng, bạc. Việc xuất khẩu hàng hóa được đẩy mạnh trong khi nhập khẩu lại hạn chế để cho cán cân mậu dịch được thặng dư. Để làm giảm nhu cầu về nhập khẩu, nền công nghiệp nội địa được khuyến khích và bảo hộ bằng hình thức bao cấp và đánh thuế nhập khẩu. Mặc dầu thời đại của các nhà theo chủ nghĩa trọng thương đã kết thúc vào cuối những năm 1700, nhưng các cuộc tranh luận vẫn còn tiếp diễn. Sự xuất khẩu mang Dollar về cho quốc gia mình được gọi là "tích cực", nhưng nhập khẩu mà gây ra sự chảy máu Dollar thì bị liệt vào loại "tiêu cực".

Tại Hoa Kỳ, đang nảy sinh quan điểm cho rằng Nhật Bản là "Pháo đài của chủ nghĩa trọng thương" ngày nay. Các thương nhân Hoa Kỳ lo ngại rằng các hàng rào mậu dịch của nước này đối với hàng nhập khẩu của họ là do sự thiên kiến truyền thống với lòng tự phụ của họ, và với tâm lý "phản kháng". Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ mới đây nêu rõ: "Họ nói với chúng ta họ phải bảo vệ thị trường của họ vì nền văn hóa của chính họ". Lời bình luận từ phía người Nhật Bản dường như để khẳng định những điều một số người Mỹ đang nói đến. Một vị giám đốc ngân hàng Nhật Bản nói: "Chúng ta muốn bảo tồn bản chất nền văn hóa của chúng ta. Nếu chúng ta chuyển hướng sang mậu dịch tự do, chúng ta có thể đánh mất đức tính của người Nhật Bản trong quá trình thực hiện".

Viết bình luận