Đảm bảo nguồn nguyên liệu
Ít có nước phát triển nào lại có đủ nguồn nguyên liệu trong nước. Nhật Bản và Âu châu hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào các nguồn từ nước ngoài, và ngay cả Hoa Kỳ cũng lệ thuộc vào nhập khẩu đối với quá nửa số nhu cầu về nhôm, crom, mangan, niken, thiếc và kẽm. Hơn nữa, Bộ Nội vụ ước tính rằng vào cuối thế kỷ này, sắt, chì, tungsten, đồng, potassium và lưu huỳnh sẽ được thêm vào danh sách tối yếu.
Để đảm bảo nguồn cung cấp liên tục, các nhà chế tạo tại các nước công nghiệp hóa bắt buộc phải đầu tư vào các nước đang phát triển nơi khám phá ra hầu hết các trữ lượng mới. Ngay cả Hoa Kỳ cũng được xem là một nguồn nguyên liệu cho một số nước nghèo tài nguyên. Shigeo Muraola, phó tổng lãnh sự Nhật phát biểu:
"Hoa Kỳ cung ứng nguyên liệu dồi dào. Bởi lẽ Nhật Bản từ lâu đã lệ thuộc vào Hoa Kỳ đối với một số vật tư như ngũ cốc, than cốc và gỗ, điều hoàn toàn hợp logic là các hãng Nhật Bản thiết lập các cơ sở gần các nguồn của các nguyên liệu chủ yếu đó."
Thủ đắc công nghệ và bí quyết quản trị: Một lý do thường được các hãng nước ngoài đầu tư tại Hoa Kỳ nêu ra là sự thủ đắc công nghệ và bí quyết quản trị. Chủ tịch tổ hợp Samsung của Nam Triều Tiên (doanh số $21,1 tỷ), khi nói về các kế hoạch phát triển của mình đã phát biểu: "Nếu nói về máy điện toán và chất bán dẫn, thật khó mà du nhập công nghệ được vào nước chúng tôi. Nếu thiết lập một nhà máy tại Hoa Kỳ, chúng tôi có thể thủ đắc kiến thức dễ dàng hơn". Công ty Hóa chất khổng lồ Bayer của Đức (doanh số $20,7 tỷ) đã nêu ra lý do này khi mua Miles Laboratories "để tiếp cận được hệ thống phân phối, tiếp thị, nghiên cứu phát triển vững vàng của công ty".
Tính đa dạng về mặt địa lý. Nhiều ban lãnh đạo đã chọn tính đa dạng về mặt địa lý như là phương tiện để duy trì doanh số và thu thập ổn định khi nền kinh tế trong nước hoặc ngành kinh doanh của họ bị suy thoái. Thông thường, khi một nền kinh tế hay công nghiệp xuống thấp (chẳng hạn ngành vật liệu xây dựng) thì ở một nơi nào đó trên thế giới lại ở đỉnh cao. Đầu thập niên 1980, các hoạt động hải ngoại của các công ty đa quốc Hoa Kỳ đà vượt trên các hoạt động kinh doanh quốc nội. Chẳng hạn Sunbeean và Ford, báo cáo rằng kinh doanh của họ tại Mêhicô đã gia tăng một cách khác thường, và Twin-Dics một hãng chế tạo trục truyền động cho biết sự đình trệ tại thị trường Âu châu không "tệ hại như ở tại Hoa Kỳ", Năm 1987, lợi tức tăng 32% cho Hoechst, hãng sản xuất hóa chất của Đức, chỉ vì do lợi tức của công ty con của nó ở Mỹ là Celannse. "Nếu không có các lợi tức này, lợi nhuận của công ty hẳn đã giảm". Chủ tịch của Hoechst đã cho biết như vậy.
Viết bình luận