Các liên hiệp kinh tế đa quốc

Liên hiệp kinh tế đa quốc là một nhóm quốc gia liên kết với nhau nhằm giảm bớt các hàng rào đối với mậu dịch trong nhóm và hợp tác trong các vấn đề kinh tế.

Các liên hiệp kinh tế đa quốc

Thực tế đa số các nước có dân số và TSL/đầu người phát triển không có nghĩa là họ đã đạt đủ tầm cỡ để bảo đảm đầu tư vào một tổ chức để xuất khẩu hoặc để sản xuất tại nội địa.

Đối với nhiều sản phẩm, nhiều trong số các nước này vẫn còn thiếu tiềm lực thi trường. Tuy nhiên, khi các nước đó đã tạo thành các liên hiệp kinh tế đa quốc (ví dụ, cộng đồng châu Âu hoặc Hiệp hội Tự do Mậu dịch châu Âu), những thị trường mới đã lớn hơn nhiều đến mức một số hãng đã bỏ qua các giai đoạn xuất khẩu đầu và đã thâm nhập vào thị trường bằng cách chế tạo tại địa phương.

Những thị trường nước ngoài phát triển nhanh, Không những các thị trường mới xuất hiện ở hải ngoại, mà nhiều trong số các thị trường này phát triển ở một mức độ nhanh hơn thì trường quốc nội. Một ví dụ nổi bật là sự tăng trưởng của tổng sản lượng của Nhật và TSL/đầu người, tăng từ $43 tỷ và $458 trong năm 1960, lên $1.925 tỷ và $15.770 trong năm 1987. Bảng 2-9 cho thấy mức tăng trưởng thực tế của Nhật bình quân 3,1% năm, một trong những mức cao nhất trong số các nước công nghiệp hóa lớn. Hãy thử xem mức tăng trưởng năm của một số nước công nghiệp hóa mới: Singapore 5,6% và Hongkong 5,5%. Một nhóm thị trường tăng trưởng nhanh khác - các nước OPEC, đặc biệt các nước ở Trung Đông - hầu như chỉ ngày một ngày hai là xuất hiện khi giá dầu tăng gấp 4. Các nhà quản lý đột nhiên thấy các thị trường mới này đáng giá hàng tỷ đôla. Chẳng hạn, nhập khẩu của Iran tăng gấp 8 lần chỉ trong 6 năm. Đáng lưu ý là trong số 152 quốc gia thuộc Bảng thống kê của Ngân Hàng Thế giới mà Bảng 2-9 căn cứ vào đó, 31 nước có tăng trưởng bình quân hàng năm TSL/đầu người cao hơn mức tăng trưởng của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1980-87.

Sự tăng trưởng nhanh hơn tại các thị trường của các nước đang phát triển thường diễn ra vì một lý do khác. Khi một hãng đã cung cấp cho thị trường bằng xuất khẩu, xây dựng một nhà máy để sản xuất tại địa phương, thì chính phủ nước chủ nhà thường cấm nhập khẩu. Hãng này, khi còn hoạt động xuất khẩu có thể phải chia sẻ thị trường với 10 hay 20 nhà cạnh tranh, thì nay được độc chiếm thị trường cùng với một số ít nhà sản xuất nội địa khác. Trước khi General Tire bắt đầu chế tạo vỏ xe tại Chilê, có thể có cả chục nhà xuất khẩu, gồm cả General Tire cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, một khi bắt đầu có sản xuất trong nước thì cả thị trường chỉ còn mỗi một nhà cung cấp, đó là General Tire. Đó gọi là tăng trưởng.

Bảng 2-9: Dân số (1987) TSL/đầu người (1987) và mức bình quân tăng trưởng của TSL/đầu người (1980-1987)

và dân số (1980-1987) (các nước có dân số từ 1 triệu trở lên)*

Xếp hạng

Nước

1987

Mức tăng trưởng năm (%)

TS/ đầu người (USS thời giá)

Dân số (triệu)

TS/ đầu người (USS thời giá)

Dân số (triệu)

1.

Swìtzerland

$21,250

6.5

1.5%

0.3%

2.

United States

18,430

243.4

2.0

1.0

3.

Norway

17,110

4.2

3.5

0.3

4.

Japan

15,770

122.1

3.1

0.6

5.

Sweden

15,690

8.4

1.8

0.1

6.

United Arab Emirates

15,680

1.5

-9.5

5 3

7.

Canada

15,080

25.9

1.9

1.0

8.

Denmark

15,010

5.1

2.4

0.0

9.

Kuwaỉt

14,870

1.8

-3.0

4.2

10.

West Germany

14,460

60.8

1.9

-0.2

11.

Finland

14,370

4.9

2.2

0.5

12.

France

12,860

55.6

0.7

0.5

13.

Autria

11,970

7.6

1.7

0.0

14.

Netherlands

11,860

14.6

0.8

0.5

15.

Belgium

11,360

9.9

1.0

0.0

16.

Ausìralia

10,900

16.2

1.5

1.4

17.

United Kingdom

10,430

56.9

2.5

0.1

18.

Italy

10,420

57.3

1.3

0.2

19.

Hong Kong

8,260

5.5

5.5

1.2

20.

New Zealand

8.230

3.3

0.9

0.9

21.

Singapore

7,940

2.6

5.6

1.1

22.

Israel

6,810

4.4

0,3

17

23.

Ireland

6,030

3.6

-1.4

0 8

24.

Spaín

6,010

38.9

1.6

0.5

25

Oman

5,780

1 .3

8.7

4.5

Xuất xứ: Bản đồ Ngân Hàng thế giới 1988 (Washington DC 1988)

Ghi chú: na: không có số liệu

* Ngân hàng thế giới không bao gồm các ước tính TSL/đầu người đối với hầu hết các nền kinh tế kế hoạch tập trung, như Liên Xô và Ba Lan, bởi lẽ đang có bất đồng về phương pháp cần ứng dụng.

* Chỉ liệt kê những mức có báo cáo dữ liệu cho Ngân hàng Thế giới.

* Các mức tăng trưởng TSL/đầu người này là thực tế.

Xếp hạng

Nước

1987

Mức tăng trưởng năm (%)

TS/ đầu người (USS thời giá)

Dân số (triệu)

TS/ đầu người (USS thời giá)

Dân số (triệu)

128.

Sudan

$330

23.2

-4.0%

2.8%

129.

Rwanda

310

6.5

-3.1

3.3

130.

Sierra Leone

300

3.8

-2.5

2.4

131.

Chìna

300

1,068.7

9.1

1.2

132.

Togo

300

3.3

-3.5

3.4

133.

India

300

797.1

2.6

2.1

134.

Benin

300

4,3

-0.6

3.2

135.

Somali

290

5.7

-0.8

2.9

136.

Niger

280

6.8

-5.3

3.0

137.

Uganda

260

15.7

-2,4

3.1

138.

Burundi

240

5.0

-0.4

2.7

139.

Zambia

240

7.2

-4.4

3.5

140.

Tanzania

220

23.9

-1.8

3.5

141.

Mali

200

7.8

-0.0

2.4

142.

Madagascar

200

10.9

-4.0

3.3

143.

Burkina Faso

170

8.3

-0.6

2.6

144.

Lao, PDR

160

3.8

n.a

2.1

145.

Nepal

160

17.4

2.0

2.5

146.

Zaìre

160

32.7

-2.8

3.1

147.

Malawi

160

7.6

-0.3

3.3

148.

Bangladesh

160

105.9

1.0

2.6

149.

Mozambỉque

150

14.6

-9.5

2.7

150.

Chad

150

5.3

2.5

2.4

151.

Bhutan

150

1.3

n.a.

2.1

152.

Ethiopia

120

44.8

-1.6

2.4

Ghi chú: Không có số liệu

Thu lợi nhuận lớn hơn: như bạn biết, có thể thu được thêm lợi nhuận bằng cách hoặc tăng doanh thu hoặc giảm chi phí của hàng hóa bán ra, và thông thường một hãng có được những điều kiện để làm được cả 2 việc đó.

Tăng doanh thu: Họa hoằn lắm tất cả các nhà cạnh tranh quốc nội của một hãng mới có mặt tại tất cả thị trường quốc ngoại mà hãng này hoạt động. Ở nơi nào có ít cạnh tranh hơn, hãng này có thể kiếm được giá hời hơn cho các hàng hóa và dịch vụ của mình. Chẳng hạn, General Tire chỉ có 3 nhà cạnh tranh tại Tây Ban Nha cho vỏ xe có rãnh chữ V trong khi tại Hoa Kỳ có cả hàng chục hiệu khác nhau.

Ngoài ra, các hãng đôi lúc cũng có thể đưa những sản phẩm mới ra thị trường hải ngoại sớm hơn ở quốc nội. Điều này đặc biệt đúng trong công nghệ dược phẩm. Robert Dean thuộc hãng Smith-Kline Beckman (doanh số $4,75 tỷ) cho rằng chính sự việc cơ quan quản trị Dược phẩm và thực phẩm chậm trễ trong việc phê chuẩn những sản phẩm mới đã khiến cho ngành dược phải đi ra nước ngoài làm ăn "Ngành này hẳn sẽ không có những hoạt động kinh doanh quốc tế nếu không vì những quy định của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm. Chúng tôi phải tìm một thị trường rộng hơn để bù vào phí tổn to lớn khi đưa một thứ thuốc ra thị trường".

Kinh tế đa quốc trong thương mại quốc tế

Chi phí hàng bán ra hạ hơn. Ra nước ngoài làm ăn, dù bằng cách xuất khẩu hoặc sản xuất ở hải ngoại, thường có thể hạ chi phí hàng bán ra. Tăng tổng doanh số bằng cách xuất khẩu không những giảm giá nghiên cứu phát triển của mỗi đơn vị, mà còn có thể giúp tiết kiệm nhiều mặt khác nữa.

Sản xuất tại các nước khác cũng có thể ít tốn kém hơn khi lao động, nguyên liệu hoặc chi phí năng lượng hạ hơn. Ngoài ra, một số chính phủ đặt ra những sự ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư mới giúp giảm nhiều các chi phí đầu tư và mức độ rủi ro.Chẳng hạn Hy Lạp, một trong những thành viên mới nhất của Cộng đồng Châu Âu, dành những ưu đãi sau đây: (1) trợ cấp đầu tư lên tới 50% của khoản đầu tư (2) trợ cấp tiền lãi để bù tới 50% tiền lãi ngân hàng và (3) giảm tới 90% số lợi nhuận bị đánh thuế của một số cơ sở kinh doanh. Mặc dù các ưu đãi thuần túy không đủ là động lực để đầu tư hải ngoại, chúng hẳn là một yếu tố đóng góp. Các ưu đãi cũng sẽ tác động vào nơi mà các sự đầu tư sẽ được thực hiện. Cùng hiển nhiên là chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến chi phí của sản phẩm bán ra.

Giao thông cải thiện: Đây có thể được xem là một yếu tố hỗ trợ cho việc mở những thị trường mới ở hải ngoại, bởi lẽ chắc chắn khả năng liên lạc với thuộc cấp và khách hàng bằng telex và điện thoại đã giúp các nhà quản lý tin tưởng vào khả năng kiểm soát các hoạt động ở hải ngoại nếu cần thiết phải tiến hành. Các nhà quản lý cũng biết rằng, nhờ vận chuyển cải tiến, họ có thể đưa người từ quê nhà sang giúp giải quyết các vấn đề ở địa phương hoặc đích thân có mặt ở đó chỉ sau vài tiếng nếu cần.

Liên lạc tối quan trọng đối với các công ty đa quốc đến mức Barbodos đã có thể thu hút được công nghiệp trên cơ sở các phương tiện liên lạc tuyệt hảo của mình. American Airlines chẳng hạn thực hiện xử lý dữ liệu của mình tại đây.

Thời gian đi lại ngắn hơn cũng là nguyên do của nhiều cơ hội kinh doanh bởi lẽ doanh nhân nước ngoài phải đến tận nước chủ để tìm nhập sản phẩm mới hay tìm mua công nghệ mới.

Viết bình luận