Các thuyết đương thời về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các thuyết đương thời có ảnh hưởng không nhỏ tới các quan điểm trong xây dựng nội luật cũng như cam kết quốc tế về đầu tư nước ngoài của các quốc gia... Vậy gồm những thuyết nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây.

Các thuyết đương thời về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Thuyết lợi điểm độc quyền bán:

Thuyết lợi điểm độc quyền bán đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện bởi các công ty trong các ngành công nghiệp ít người bán, đang nắm giữ lợi điểm kỹ thuật và các thuận lợi khác đối với các công ty bản xứ.

Thuyết lợi điểm độc quyền bán: Thuyết thuận lợi độc quyền hiện đại bắt nguồn từ bài bình luận của Stephen Hymer trong những năm 60, trong đó ông chứng minh rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra phổ biến ở các ngành công nghiệp có ít người bán hơn là các ngành công nghiệp hoạt động trong sự cạnh tranh gần như hoàn toàn. Điều này có nghĩa là các công ty trong các ngành công nghiệp này phải có những thuận lợi mà các công ty địa phương không có sẵn, Hymer suy luận rằng các thuận lợi phải là nền kinh tế cân đối, nền công nghiệp cao cấp, hoặc kiến thức giỏi về tiếp thị, quản lý, hay tài chính. Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra vì những điều không hoàn hảo của thị trường yếu tố và thị trường sản phẩm này.

2. Sự không hoàn hảo của thị trường yếu tố và sản phẩm

Caves, một kinh tế gia Havard triển khai công trình của Hymer cho thấy rằng kiến thức giỏi cho phép các công ty đầu tư sản xuất các sản phẩm đặc trưng mà khách hàng thích hơn so với hàng hóa tượng tự sản xuất nội địa, do vậy công ty sẽ kiểm soát về giá bán và có thuận lợi hơn đối với các công ty bản xứ. Để ủng hộ cho các luận điểm này, ông lưu ý rằng các công ty đầu tư nước ngoài thuộc các ngành công nghiệp nên tham gia tích cực vào việc nghiên cứu các sản phẩm chậm tiêu thụ được và cố gắng tiếp thị.

3. Chu kỳ sinh tồn sản phẩm quốc tế (IPLC)

Có một mối liên hệ mật thiết giữa mậu dịch quốc tế và đầu tư quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một giai đoạn tự nhiên trong thời gian tồn tại của một sản phẩm. Để tránh mất đi một thị trường mà nó được tiêu thụ bằng việc xuất khẩu, một công ty buộc phải đầu tư vào các thiết bị sản xuất ở nước ngoài khi các công ty khác bắt đầu chào hàng những sản phẩm tương tự. Việc di chuyển ra nước ngoài sẽ được nâng cao trong suốt các giai đoạn ba và bôn khi công ty đã giới thiệu sản phẩm CỐ gắng cạnh tranh, trước tiên trong thị trường xuất khẩu của nó (giai đoạn 3) và sau đó trong thị trường nội địa (giai đoạn 4), bằng cách đóng trụ sở tại các nước mà yếu tố sản xuất rè hơn. Hai nhà máy sinh đôi ở biên giới Hoa Kỳ - Mexico là một ví dụ.

Chu kỳ sinh tồn sản phẩm quốc tế (IPLC)

4. Các thuyết khác

Một thuyết khác được trình bày bởi Knicker Bocker lưu ý rằng khi 1 công ty, đặc biệt là công ty dẫn đầu trong 1 ngành công nghiệp độc quyền thiểu số, đầu tư sản xuất tại thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các công ty khác cùng ngành công nghiệp sẽ theo sau. Lý thuyết theo sau người dẫn đầu được xem là có tính chất phòng thủ bởi vì không ai muốn mất đi thị trường được phục vụ bởi hàng xuất khẩu của họ. Họ cũng sợ rằng người đi đầu sẽ đạt được thuận lợi nào đó mà họ không có trừ phi họ cũng xâm nhập vào thị trường. Thêm vào đó, luôn có mối nghi ngờ rằng đối thủ biết điều gì đó mà họ không biết và cảm giác rằng thà an toàn còn hơn phải lấy làm tiếc.

Đầu tư chéo là đầu tư trực tiếp nước ngoài do các công ty độc quyền thiểu số trong nước lẫn nhau như là một biện pháp phòng thủ

Một khuynh hướng đầu tư bắt chéo của các công ty Hoa Kỳ và châu Âu trong các ngành công nghiệp độc quyền thiểu số nào đó, là các công ty châu Âu đầu tư vào Hoa Kỳ trong khi các công ty Hoa Kỳ đặt chân đến châu Âu. Ông thừa nhận rằng các đầu tư như vậy cho phép các công ty con ở Hoa Kỳ của các công ty châu Âu trả đũa trong thị trường nội địa của các công ty Hoa Kỳ nếu các công ty con ở châu Âu của các công ty Hoa Kỳ này khởi sự một sách lược gay gắt nào đó, như giảm giá, trong thị trường châu Âu chẳng hạn.

5. Thuyết tiếp thu nội bộ

Là một sự triển khai của thuyết không hoàn hảo thị trường. Một công ty có kiến thức giỏi hơn, nhưng nó có thể đạt được giá cao hơn cho kiến thức đó bằng cách sử dụng nó hơn là bán nó trên thị trường công khai. Bằng cách một chuyển giao nó cho công ty con hơn là cấp giấy phép, công ty có thể gửi kiến thức qua biên giới trong khi vẫn duy trì nó trong công ty của mình.

TÌNH HUỐNG NHỎ 3-1

TRƯỜNG HỢP RICARDO

Giả sử sản lượng 1 ngày công đối với rượu và vải ở Bồ Đào Nha và Anh như sau:

Sản lượng 1 ngày công

Mặt hàng

Bồ Đào Nha

Anh

Thùng rượu

2

1

Cuộn vải

4

3

Cũng giả sử rằng tổng chi phí về mặt bằng, nhân công và vốn để sản xuất sản lượng hàng ngày hoặc rượu hoặc vải là 20 bảng Anh ờ Anh hoặc 1600 escudo ở Bồ Đào Nha và tỷ giá trao đổi là 1 pound - 50 escudos.

1. Giá thành cho sản phẩm của Anh và Bồ Đào Nha tính bằng bao nhiêu escudo?

2. Giá bằng bao nhiêu tính theo bảng Anh?

3. Hướng kinh doanh sẽ như thế nào?

4. Giới hạn cao hơn hay thấp hơn về các điều khoản mậu dịch như thế nào?

5. Tỷ giá hối đoái hiện tại trong ví dụ này là 1 bảng Anh =: 50 escudo, nhưng tỷ giá hối đoái vẫn thay đổi.

a. Tỷ giá hối đoái sẽ như thế nào để làm nản lòng các thương gia Bồ Đào Nha không nhập sản phẩm của Anh?

b. Tỷ giá hối đoái sẽ như thế nào để ngăn cản các thương gia Anh khỏi nhập sản phẩm Bổ Đào Nha?

6, Bạn học được điều gì về Lợi Điếm Đối Chiếu ở điểm 5?

TÌNH HUỐNG 3 - 2

TAURUS MANUFACTURING

John Baker, Phó chủ tịch Tarus Manufacturing, cho gọi Ed Anderson, giám đốc xuất khẩu, đến bàn về kết quả buôn bán chất dán mới mà Tarus đang xuất khẩu đến chi nhánh kinh doanh của họ ở Ecuador.

Baker: Này Ed, Tarus Equatoriana đang làm gì với chất dán mới mà chúng ta gửi đến cho họ?

Anderson: Khá tốt, John ạ, Họ đã bán 5000 lít (Anh) với giá 81 sucre hay là 3$ 1 lít, trong 6 tháng qua.

Baker: Không tệ lắm đối với làm ăn nhỏ. Nếu họ giữ vững như thế, thì sản phẩm đó sẽ trở thành 1 món bán chạy nhất.

Anderson: Đúng thế, dù rằng lợi nhuận của chúng ta khá tốt, tôi nghĩ tôi có thể cải thiện nó hơn.

Baker: Tuyệt lắm. Anh sẽ làm như thế nào?

Anderson: Anh biết rằng họ phải trả 40% thuế nhập khẩu tính trên trị giá hàng, theo giá trên hóa đơn của chúng ta 1,5$ cộng với 2,7 sucre 1 lít thuế theo định lượng. Tôi đang nghiên cứu thuế nhập khẩu của Ecuador và tôi nhận thấy rằng nếu công ty con của chúng ta nhập chất dán này trong thùng loại 55 - gallon thì thuế nhập khẩu chỉ có 30% theo trị giá hàng cộng với 180 sucre cho 1 thùng ấy.

Baker: Vâng, nhưng họ sẽ phải mua bình và nhãn và vô bình. Điều này sẻ thêm vào chi phí của họ.

Anderson: Đúng thế, nhưng vì chúng ta sẽ không phải vô bình hay chịu chi phí cho bình và nhãn, chúng ta sẽ tiết kiệm 20 xu 1 lít, mà chúng ta có thể giao lại cho họ.

Baker: Vô bình trong nước thì tốn bao nhiêu?

Anderson: Họ bảo tôi rằng bình, nhãn và nhân công sẽ khoảng 6,75 sucre, tức là 25 xu 1 bình, và chỉ cần đầu tư 1 van khóa để họ vặn vào trên thùng chứa khi đã vỡ bình xong.

Baker: Tôi không chắc rằng tôi thấy điểm thuận lợi, Ed ạ, Bình, nhãn và nhân công ở Ecuador đắt hơn ở đây. Vậy thì lợi chỗ nào?

Anderson: Để tôi cho anh xem, John.

Hãy trình bày sự tính toán của Ed Anderson. Không tính tiền tiết kiệm phí chuyên chở có thể có vì chuyển hàng rời.

Viết bình luận