Môi trường quốc tế là gì?

Môi trường quốc tế là tác động tương hỗ giữa (1) các lực lượng môi trường quốc nội với các lực lượng môi trường quốc ngoại và (2) các lực lượng môi trường quốc ngoại của một nước này với của một nước khác. Điều này phù hợp với định nghĩa Doanh thương quốc tế - là doanh thương mà hoạt động liên quan tới việc vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Môi trường quốc tế

Ví dụ giám đốc mãi dịch của Goodyear-Chile không làm việc trong môi trường quốc tế nếu đương sự chỉ bán vỏ xe tại Chile. Nếu Goodyear- Chile xuất khẩu vỏ xe sang Bolivia, thì viên giám đốc mãi dịch này bị ảnh hưởng bởi những lực lượng của cả môi trường quốc nội ở Chile và môi trường quốc ngoại ở Bolivia và do đó công tác trong môi trường quốc tế. Các tổ chức quốc tế mà hoạt động ảnh hưởng tới môi trường quốc tế cũng là một bộ phận của nó. Các tổ chức này gồm (1) các cơ quan hoàn vũ (ví dụ ngân hàng thế giới) (2), các tập hợp kinh tế khu vực của các nước (ví dụ Cộng đồng châu Âu) và (3) các tổ chức các nước liên kết bằng những hiệp định công nghiệp (ví dụ tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa).v.v...

Việc ra quyết định rất phức tạp

Những ai hoạt động trong môi trường quốc tế đều thấy rằng việc ra quyết định trở nên phức tạp hơn là trong một môi trường quốc nội thuần túy.

Chẳng hạn, nếu ban giám đốc đồng ý thỏa mãn các yêu sách của lao động tại một công ty con nước ngoài, thì có thể họ phải giải quyết tương tự tại một công ty con khác vì các nghiệp đoàn có khuynh hướng trao đổi tin tức vượt qua các biên giới. Hơn nữa. như chúng ta sẽ thấy qua suốt giáo trình này, không những có nhiều tập hợp lực lượng, mà giữa chúng còn có rất nhiều dị biệt.

Một nguyên do chung khác của tính chất phức tạp môi trường quốc tế là việc các nhà quản lý không quen với các nền văn hóa khác, Tệ hại hơn, họ gán cho kẻ khác các sự lựa chọn và phản ứng riêng của họ, Ví dụ: viên giám đốc sản xuất nước ngoài, khi phải giải quyết các đơn đặt hàng tồn đọng, đã đề nghị trả thêm lương giờ phụ trội cho công nhân. Khi họ không đến làm, ông rất ngạc nhiên "ở bên tôi, khi nào công nhân cũng muốn làm thêm để có nhiều tiền". Điều mà viên giám đốc này không hiểu ra là công nhân thích có giờ nghỉ hơn là thêm tiền. Việc quy định vô thức về các giá trị văn hóa riêng của viên giám đốc, có lẽ là nguyên nhân lớn nhất của các sai lầm trong doanh thương quốc tế. Các nhà quản tri thành đạt đều kỹ lưỡng xem xét vấn đề trong bối cảnh các đặc điểm văn hóa địa phương cũng như của chính quốc gia mình.

Tiêu chuẩn tự quy chiếu: sự quy định vô thức về các giá trị văn hóa của mình khi xét đoán hành vi xử sự của kẻ khác trong một môi trường mới và khác biệt.

Viết bình luận