Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT)

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) là điều ước quốc tế đa phương nhằm thực hiện tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên trên cơ sở các biểu thuế quan và điều kiện buôn bán hàng hóa.

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT)

1. Hiệp ước GATT được hình thành như thế nào?

Phát sinh từ niềm lạc quan của các Đồng minh phương Tây sau thế chiến thứ II là ý niệm về 1 tổ chức quốc tế sẽ thực hiện chức năng trong các khu vực mậu dịch mạnh y như là Liên Hiệp Quốc với chức năng của mình, trong các khu vực gìn giữ hòa bình và chính trị, Một bản hiến chương được soạn thảo về Tổ chức Mậu dịch quốc tế (ITO) tại Hội nghị HAVANA năm 1948. Tuy nhiên, ITO chẳng bao giờ hình thành vì không đủ số chính phủ các nước phê chuẩn bản hiến chương của tổ chức.

Về các vấn đề mà mọi người cho là những biện pháp sơ bộ và các thao tác chuẩn bị cho việc thành lập ITO, các nhà đàm phán Mỹ đệ trình những điều họ đã hình dung xem như một bước hướng đến một Hiệp ước ITO có thể chấp nhận được. Họ đề nghị, trong tình trạng thiếu các luật lệ về mậu dịch quốc tế, các điều lệ về chính sách thương mại của bản dự thảo Hiến chương ITO nên hợp nhất lại thành 1 Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch như là 1 phương sạch tạm thời trong khi chờ đợi sự phê chuẩn ITO. Những đề nghị của phía Mỹ được chấp nhận, vì thế HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ MẬU DỊCH (GATT) ra đời vào năm 1947. Nói một cách khác, ITO không được phê chuẩn là một tổ chức pháp định và GATT lại trở thành một tổ chức mậu dịch quốc tế trên thực tế.

Một số quan sát viên cho rằng GATT là một "cây sậy mảnh khảnh" để làm cơ sở hướng đến Mậu dịch Quốc tế tự do. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại song nó đã đạt được những thành công rực rỡ trong một 30 lĩnh vực về giảm thuế quan cũng như các lĩnh vực khác.

2. Những thành công của GATT

96 thành viên của GATT gồm tất cả các nước OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế được bàn đến ở cuối chương này), gần 70 nước đang phát triển và một số ít nước cộng sản, chiếm tỉ lệ 90% Mậu dịch thế giới cơ bản đã thống nhất với nhau. 9 trong 10 cuộc tranh cãi được mang đến GATT đã được giải quyết ổn thỏa. Mức thuế suất trung bình trong các nước kỹ nghệ đã tụt hẳn xuống từ mức trung bình 40% vào năm 1947 xuống còn 5% và khối lượng mậu dịch trong hàng hóa được sản xuất ra đã tăng lên gấp 20 lần.

Những thành công của GATT

3. Phải chăng GATT hoàn toàn thành công?

Mặc dầu đạt được nhiều thành công, tương lai của GATT vẫn còn rất nhiều vấn đề. Phát triển chế độ bảo hộ mậu dịch thường do các phương tiện phi thuế quan được nuôi dưỡng từ các khó khăn về kinh tế của thế giới của những năm 1970 và những năm 1980 đã ngầm phá hoại sự đáng tín cậy của Hiệp ước GATT và đe dọa hệ thống mậu dịch mở rộng mà nó chủ trương tán thành

4. Mậu dịch có kiểm soát cách đối xử của bất kỳ bạn hàng nào

Xe hơi, thép, video, bộ bán dẫn và giày đã theo gót ngành dột và quần áo đi và mậu dịch có kiểm soát. Trong nông nghiệp ở châu Mỹ, Cộng đồng châu Âu (EC, bàn ở cuối chương này) và Nhật bản đang chi 1 khoản tiền bù lỗ tổng cộng khoảng 70 tỷ một năm, các điều lệ của GATT chẳng có tác dụng. GATT chẳng bao giờ bảo hộ các dịch vụ (gần 30% mậu dịch thế giới), đầu tư nước ngoài hay tài sản thuộc về lao động trí óc (bằng sáng chế, bản quyển v;v...)

Nguyên tắc đối xử công bằng của tất cả các bạn hàng bí vi phạm đáng kể. Các nước kém phát triển được cho phép bảo hộ ngành công nghiệp của họ. EC đã xóa bỏ nhiều về biểu suất thuế về mậu dịch bên trong khối EC, trừ mức thuế đánh trên hàng hóa từ bên ngoài cộng đồng. Năm 1989, Canada và Hoa Kỳ bắt đầu chính thức thiết lập 1 khu vực mậu dịch phi thuế quan, hàng hóa từ bên ngoài khu vực vào sẽ bị đánh thuế.

5. Liệu GATT còn sống sốt?

Vào năm 1986, các thành viên của GATT đã họp tại Uruguay để bắt đầu vòng đàm phán thứ 8 của các cuộc bàn thảo nhằm mục đích phục hồi và tăng cường sức mạnh tổ chức và mở rộng phạm vi hoạt động. Các cuộc thương thuyết này được gọi tắt là VÒNG ĐÀM PHÁN URUGUAY và thường được thỏa thuận là vấn đề một mất một còn cho GATT,

Người ta hy vọng mang về một khu vực mậu dịch mới được sự bảo trợ của GATT, bao gồm Nông nghiệp, Dịch vụ, Tài sản lao động trí óc và mậu dịch có kiểm soát. Thời gian biểu triệu tập cho cuộc đàm phán là một năm với các thỏa thuận cuối cùng vào năm 1992. Một cuộc họp giữa kỳ được tổ chức tại Montreal vào tháng 12/88 để đánh giá sự tiến bộ.

Cuộc họp Montreal chẳng đạt được gì ngoại trừ một thỏa ước trở lại đến Geneva (Tổng hành dinh của GATT). Cuộc họp đã tan rã trong sự bất đồng gay gắt giữa Hoa Kỳ và EC về các khoản bù lỗ về nông nghiệp. Quốc hội Hoa Kỳ đã trao quyền cho các nhà đàm phán Hoa Kỳ để thỏa thuận cắt giảm khoản bù lỗ của Hoa Kỳ theo giai đoạn nếu EC và các nước khác cũng đồng ý giảm các khoản bù lỗ của họ trong các giai đoạn tương tự. Tất cả đều đạt đến zero theo thời hạn thỏa thuận. EC không bàn về khả năng zero và các nhà thương thuyết đã rời Canada với tương lai mơ hồ của GATT hơn là khi họ đến.

Vòng đàm phán URUGUAY các cuộc thương lượng của GATT ở vòng thứ 8 được coi là cuộc họp đầu tiên tổ chức tại URUGUAY.

Viết bình luận