Bảo hộ thị trường quốc ngoại

Chuyển từ xuất khẩu sang sản xuất ở hải ngoại là việc cần thiết để bảo hộ các thị trường hải ngoại. Ban giám đốc của một hãng cung ứng cho một thị trường béo bở ở hải ngoại bằng hàng xuất khẩu có thể bắt đầu ghi nhận một số dấu hiệu đáng ngại là thị trường đó đang bị đe dọa.

Bảo hộ thị trường quốc ngoại

1. Thiếu ngoại hối

Một trong những dấu hiệu đầu tiên là sự thanh toán chậm trễ của các nhà nhập khẩu. Họ có đủ tiền địa phương nhưng gặp phải những sự chậm trễ trong việc có được ngoại hối từ ngân hàng trung ương của chính phủ. Người quản lý tín dụng, bằng việc kiểm tra với ngân hàng của cơ sở kinh doanh và các nhà xuất khẩu khác, biết được rằng tình hình này đang trở thành một căn bệnh địa phương - một dấu hiệu đáng tin cậy phản ảnh quốc gia đang thiếu ngoại hối. Trong khi xem xét cán cân thanh toán của quốc gia, nhà quản lý tài chính có thể thấy ra là thu nhập xuất khẩu đã giảm trong khi khối lượng xuất khẩu vẫn cao. Các nhà xuất khẩu có kinh nghiệm biết rằng quản lý nhập khẩu và quản lý ngoại hối sắp được thực hiện và có nhiều khả năng đánh mất thị trường, đặc biệt nếu họ bán sản phẩm tiêu dùng. Trong các thời kì khan hiếm ngoại tệ, các chính phủ khi nào cũng dành ưu tiên cho nhập khẩu nguyên liệu và qui trình công nghệ.

Nếu những lợi điểm của đầu tư nhiều hơn những điểm bất lợi, công ty có thể quyết định bảo vệ thị trường này bằng cách sản xuất tại đó. Khi một công ty đã có một nhà máy trong nước, chính phủ sẽ nỗ lực tối đa cung cấp ngoại tệ mua nguyên liệu để giữ cho nhà máy, một nguồn tạo công ăn việc làm tiếp tục hoạt động cho nên việc nhập các sản phẩm cạnh tranh bị cấm. Sự cạnh tranh nếu có sẽ phát sinh từ các nhà sản xuất nội địa khác.

Thị trường ngoại hối

Việc thiếu ngoại tệ không phải là lý do duy nhất để công ty thay đổi từ xuất khẩu sang chế tạo trong một thị trường. Kinh doanh xuất khẩu có thể vẫn phát triển và việc thanh toán mau lẹ, nhưng dù sao công ty vẫn phải thiết lập một nhà máy trong thị trường. Lý do là các người cạnh tranh cũng đang hưởng được nhiều lợi nhuận đến mức có thể lập nhà máy ngay tại thị trường đó.

Nếu một hãng cạnh tranh quyết định thiết lập một nhà máy trong thị trường, ban lãnh đạo phải quyết định nhanh chóng liệu phải tiếp bước hay có nguy cơ mất thị trường vĩnh viễn. Các nhà quản lý biết rằng nhiều chính phủ, đặc biệt tại các nước đang phát triển; không những cấm nhập nửa một khi sản phẩm được sản xuất trong nước mà sẽ còn cho phép 2 hoặc 3 công ty khác vào nhằm duy trì đủ thì trường cho các hãng nội địa. Trong nhiều năm, General Motors đã tìm cách vào Tây Ban Nha, nhưng chính phủ Tây Ban Nha cho rằng trong nước đã có đủ hãng sản xuất xe hơi, nên từ chối không cho. Chỉ mới đây, trước ngày Tây Ban Nha gia nhập Cộng đồng Âu châu, General Motor mới được phép vào.

2. Thị trường hạ nguồn

Một số các nước OPEC đã đầu tư vào các thị trường lọc dầu và tiêu thụ, chẳng hạn các trạm xăng và các thiết bị phân phối dầu để đun nóng nhằm đảm bảo thị trường dầu thô của họ với giá cả thuận lợi hơn. Như bạn đã thấy Petroles de Venezuela là một trong những hãng đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Hoa Kỳ. Kuwait mua hệ thống lọc và tiêu thụ của Gulf Oil tại 3 quốc gia Âu châu và còn sở hữu 20% British Petroleum, là công ty đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Mỹ. Đây chỉ là 2 trong nhiều ví dụ.

3. Chủ nghĩa bảo hộ

Khi một chính phủ thấy rằng nền công nghiệp địa phương bị nhập khẩu đe dọa, chính phủ có thể dựng lên các hàng rào nhập khẩu để ngưng hoặc giảm nhập khẩu. Ngay cả sự đe dọa sẽ làm điều đó cũng đủ để kích thích nhà xuất khẩu đầu tư vào các cơ sở sản xuất tại nước nhập khẩu. Điều này, cùng với đồng yên cao giá, một yếu tố khiến cho hàng xuất khẩu Nhật khó cạnh tranh với sản phẩm Hoa Kỳ, là những lý do chính khiến Nhật Bản đầu tư tại Hoa Kỳ.

Viết bình luận