Sự thay thế nhập khẩu chống lại sự thay thế xuất khẩu
Mặc dù các nước đang phát triển từ lâu đã xem xét việc xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu (vật liệu thô và nông nghiệp) một khía cạnh quan trọng trong chiến lược phát triển của họ, họ không đẩy mạnh nhiều trong việc xuất khẩu hàng hóa được sản xuất. Thay vào đó, họ tập trung vào việc thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng hóa được sản xuất trong nước như là một phương cách để giảm sự lệ thuộc của họ vào các quốc gia phát triển.
Việc thay thế nhập khẩu là việc sản xuất hàng hóa trong nước để thay thế hàng nhập khẩu.
Nhưng không may,việc thay thế nhập khẩu không làm giảm sự phụ thuộc của họ vào các nước phát triển nhiều bao nhiêu so với việc nó đã làm thay đổi bản chất của hàng nhập khẩu từ thành phẩm trở thành nhập vốn và bán thành phẩm. Sự lệ thuộc vào các quốc gia phát triển tăng lên vì không có khả năng đạt được hàng nhập khẩu này đã ngưng hoạt động, do thiếu ngoại hối, hiện nay một số ngành kỹ nghệ hoàn toàn ngừng hoạt động và ném hàng ngàn người vào tình trạng thất nghiệp. Một ví dụ là việc đóng cửa nhà máy cơ khí nông nghiệp và ô tô khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thể có ngoại hối để nhập khẩu những sản phẩm trung gian cần thiết.
Một vấn đề trầm trọng khác đối với chiến lược thay thế nhập khẩu phát sinh từ việc bảo vệ nền công nghiệp trong nước là chính phủ cho phép thu thuế nhập khẩu thật cao đối với hàng hóa cũng được sản xuất trong nước. Với sự bảo vệ này, các nhà sản xuất địa phương không bị ép buộc phải giảm giá hay cải tiến chất lượng. Không có sức ép này, họ hiếm khi trở nên cạnh tranh trên thị trường thế giới và do vậy không thể xuất khẩu. Hơn nữa, các hãng nội địa khác phải mua hàng nhập khẩu từ các ngành kỹ nghệ được bảo vệ, có giá cao cũng sẽ không thể xuất khẩu vì giá thành của chúng là quá đáng.
Những vấn đề như vậy đã khiến cho nhiều chính phủ phải thay đổi từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng sản xuất. Chính sự gia tăng xuất khẩu nhanh chóng của các quốc gia mới công nghiệp hóa đã thúc đẩy họ đi đến quyết định này. Để ép buộc các công ty phải trở nên cạnh tranh trên thị trường thế giới, một vài chính phủ đang giới hạn số lượng và thời gian bảo hộ nền công nghiệp trong nước.
Sự thay đổi về chiến lược này đã tác động đến Công ty toàn cầu theo nhiều cách. Trước tiên, các nhà quản lý trong nước phải được các viên chức chính phủ chuẩn bị về nhu cầu xuất khẩu. Thậm chí họ có thể được nắm một nguyên tắc cơ bản, như các nhà sản xuất ô tô ở Mexico: "Nếu anh cần nhập những thành phần cần cho sản phẩm của anh, anh phải kiếm được ngoại hối để trả cho những phần đó bằng cách xuất khẩu các thành phần trong việc sản xuất của anh". Một công ty xin phép thành lập một nhà máy hiện nay chắc chắn sẽ được chất vấn về kế hoạch xuất khẩu của nhà máy. Đây là một hiện tượng mới đối với các nhà quản lý lâu dài đã quen với việc hạn chế bán buôn của một công ty liên kết đối với thị trường nội địa để dành thị trường xuất khẩu cho sản phẩm nước nhà. Thứ hai, các nhà quản lý có thể không còn trông mong ở sự bảo vệ thường xuyên khỏi sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, như họ đã từng được bảo vệ. Ở vài quốc gia, có thể họ sẽ được bảo rằng sau một ngày tháng nào đó, họ sẽ mất đi sự bảo vệ của họ và sẽ phải cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, trong một tình huống khi hai hãng cạnh tranh nhau xin phép thành lập một nhà máy, yếu tố quyết định chấp thuận là công ty nào có mạng lưới phân phối đa quốc gia hàng xuất khẩu của công ty con.
Viết bình luận