Môi trường hải ngoại, quốc ngoại là gì?

Môi trường hải ngoại quốc ngoại là gì? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu chi tiết những đặc thù và khó khăn về môi trường hải ngoại quốc ngoại.

Môi trường hải ngoại quốc ngoại

1. Môi trường quốc ngoại

Mọi lực lượng không kiểm soát được phát sinh ngoài nội địa, bao quanh và ảnh hưởng tới cơ sở kinh doanh.

Các lực lượng, trong môi trường quốc ngoại cũng giống như các lực lượng ở môi trường quốc nội, có khác chăng là chăng diễn ra ở nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tác động cách khác vì nhiều lý do, có thể kể một số như sau:

Mặc dù các loại lực lượng trong hai môi trường là giống nhau, các giá trị của chúng thường khác biệt rất nhiều và đôi lúc chúng hoàn toàn đối chọi nhau. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Drener Industries và đường ống dẫn dầu của Liên Xô. Tháng 6/1982, Tổng thống Reagan mở rộng sự cấm vận của Hoa Kỳ ra tới các chuyến hàng chở thiết bị cho đường ống dẫn dầu, liên quan đến các công ty nước ngoài chế tạo thiết bị theo giấy phép nhượng quyền của Mỹ. Hội sở của Drener tại Hoa Kỳ chỉ thị cho công ty con tại Pháp ngưng sản xuất cho đơn đặt hàng máy nén. Tuy nhiên vào tháng 8, chính phủ Pháp ra lệnh cho Drener-France bất chấp lệnh cấm vận và bắt đầu giao hàng theo hạn định nếu không sẽ bị chế tài cả dân sự lẫn hình sự. Theo lời của phó chủ tịch tài chính của Drener "thì lệnh này đặt Drener vào cảnh trên đe dưới búa".

2. Những thay đổi khó thẩm định

Những thay đổi khó thẩm định

Một vấn đề khác thuộc về các lực lượng quốc ngoại là chúng thường xuyên khó thẩm định, đặc biệt các yếu tố chính trị và pháp lý của chúng. Một đạo luật có tính chất dân tộc chủ nghĩa cao độ có thể được thông qua để xoa dịu một thành phần dân chúng. Nếu xét bề ngoài, một chính phủ có thể xem như là chống lại đầu tư nước ngoài, nhưng các lãnh tụ thực dụng thực ra có thể khuyến khích điều đó. Một ví dụ điển hình là Mêhicô. Luật lệ được ban hành ngăn cấm các công ty nước ngoài được hoàn toàn sở hữu các công ty con, nhưng lại có điều khoản cho phép những trường hợp ngoại lệ "nếu sự đầu tư đóng góp cho an sinh của quốc gia". IBM đã xin được giấy phép thiết lập một công ty con do mình hoàn toàn sở hữu theo điều khoản này.

3. Các lực lượng tương quan

Trong những chương sau đây, ta sẽ thấy điều hiển nhiên là các lực lượng thường tương quan với nhau. Điều này tự nó chẳng có gì mới lạ, bởi lẽ nhà quản lý quốc nội cũng phải đối phó với tình thế đó. Tuy nhiên, chính các loại hình và mức độ tương tác diễn ra mới thường khác biệt. Chẳng hạn, việc phối hợp vốn ít và dồi dào lao động không chuyên tại nhiều nước đang phát triển có thể đưa tới việc sử dụng một mức công nghệ thấp hơn như là được sử dụng tại các nước công nghiệp hóa nhiều hơn. Nói cách khác, nếu được lựa chọn giữa việc trang bị máy móc chuyên dùng đắt tiền cần tới ít công nhân hoặc máy móc đa dạng, ít tốn kém hơn, cán nhiều lao động hơn, thì ban giám đốc thường lựa chọn giải pháp sau. Một ví dụ khác về tương tác là của các lực lượng thực thể và văn hóa xã hội. Những rào cản sự đi lại tự do của nhân dân một nước như sa mạc hoặc các dãy núi, giúp duy, trì những ổ văn hóa riêng biệt trong cùng một quốc gia.

Viết bình luận