Tại sao doanh nghiệp cần đi ra nước ngoài?

Các hãng quốc tế đi ra nước ngoài vì một số lý do, tất cả đều liên kết với ước muốn hoặc tăng lợi nhuận và doanh số hoặc để tự bảo vệ khỏi bị xói mòn vì cạnh tranh. Bất kỳ lý do nào, tùy theo cục diện của hãng, cũng có thể đạt một trong 2 mục tiêu đó.

Tại sao lại ra nước ngoài

1. Tăng doanh số lợi nhuận

Mở ra những thị trường mới: Các nhà quản lý luôn luôn bị áp lực phải tăng số bán và lợi nhuận của hãng mình, khi phải đứng trước một thị trường đã bão hòa tại nội địa họ bắt đầu tìm các thị trường mới ngoài nội địa, Họ thấy rằng một sự tăng gia TSL đầu người và sự tăng trưởng dân số dường như tạo ra những thị trường hứa hẹn cho hoạt động của mình.

Tổng sản lượng quốc gia/ đầu người: trung bình số học của việc lấy tổng sản lượng của một nước chia cho dân số của nước đó.

2. Tạo ra thị trường mới

Mặc dù hầu như ai cũng xem TSL/đầu người là cơ sở để so sánh các nền kinh tế các nước song phải vô cùng thận trọng để tránh rút ra những kết luận thiếu bảo đảm. Trước hết, bởi vì hệ thống thống kê tại nhiều nước đang phát triển là thiếu sót, nên tính chất khả tín của các dữ kiện do các nước đó cung cấp không chính xác.

Tạo ra thị trường mới

Thứ hai, muốn đi tới được một cơ sở chung tính bằng đô la Mỹ, ngân hàng thế giới đổi tiền các nước sang đôla. Các viên chức Ngân hàng thế giới nhìn nhận rằng phương pháp của họ áp dụng hối suất chuyển đổi chính thức không phản ánh chính xác mãi lực của các tiền tệ. Theo họ "sự khác biệt thu nhập thực tế giữa các nền kinh tế đang phát triển về công nghiệp hóa có khả năng bị phóng đại".

Sau cùng, bạn phải nhớ rằng TSL/đầu người chỉ là một trung bình số học có được bằng cách chia TSL cho tổng dân số. Tuy nhiên, quốc gia với TSL thấp hơn nhưng thu nhập được phân phối đều hơn có thể là một thị trường đáng mong ước hơn là một thị trường có TSL cao hơn mà phân phối không đồng đều. Mặt khác, một sự phân bổ thu nhập lệch lạc trong một nước có TSL/đầu người thấp, có thể là một thị trường hứa hẹn, đặc biệt đối với xa xỉ phẩm. Tại Bolivia, cũng có người đi xe Cadillac đấy !

Các dữ liệu ở Bảng 2-9 từ một cái nhìn vĩ mô, cho thấy các thị trường trên thế giới đang mở rộng, nhưng điều này không có nghĩa là có những cơ hội tốt đồng đều cho mọi hình thức kinh doanh. Sự tăng trưởng kinh tế tại một nước khiến cho thị trường của một số sản phẩm mất đi vĩnh viễn trong khi thị trường cho các sản phẩm khác được tạo ra. Ví dụ: một nước đang ở giai đoạn đầu phát triển. Hoạt động sản xuất tại nội địa, lạc hậu đó là một thị trường tốt cho những nhà xuất khẩu hàng tiêu dùng, Tuy nhiên, với việc phát triển kinh tế tiếp tục, giới doanh nhân nhận ra những cơ hội thu lợi nhuận trong việc (1) sản xuất nội địa các loại hàng tiêu dùng đòi hỏi công nghệ giản đơn hoặc (2) lắp ráp từ các bộ phận nhập khẩu các sản phẩm đòi hỏi công nghệ tiên tiến hơn. Các chính phủ có chính sách bảo hộ công nghiệp trong nước, việc nhập khẩu các hàng hóa đang được sản xuất tại nước đó thông thường sẽ bị cấm. Do đó, các nhà xuất khẩu các hàng tiêu dùng dễ chế tạo, như sơn, chất kết dính, hàng mỹ phẩm, áo quần và hầu hết bất cứ hàng gì bằng nhựa, sẽ bắt đầu mất thị trường này.

Viết bình luận