Lợi nhuận nhiều hơn ở nước ngoài là động lực đầu tư

Lợi nhuận nhiều hơn ở nước ngoài là một động lực mạnh mẽ để đầu tư ra hải ngoại trong đầu thập niên 1970 và 1980. Business International báo cáo rằng 90% trong số 140 công tỵ thuộc 500 công ty hàng đầu theo tạp chí Fortune đã đạt được lợi nhuận cao hơn đối với tài sản ròng ở nước ngoài trong năm 1974. Điều này là một sự kích thích đối với các công ty chưa có mặt ở thị trường nước ngoài ra hải ngoại kinh doanh.

Lợi nhuận nhiều hơn ở nước ngoài là động lực đầu tư

Tuy nhiên, lợi nhuận từ kinh doanh hải ngoại bị ảnh hưởng năm 1975, khi giá dầu tăng gấp 4, lao động tại Âu châu càng tăng đòi hỏi các chính phủ áp dụng các chương trình phúc lợi tốn kém.

Cục diện này kéo dài cho đến 1977, nhưng tỷ lệ thu nhập ở nước ngoài so với tổng số (FEBIT/TEBIT) lại tăng vào năm 1978 và đạt đỉnh cao vào năm 1980. Mức lợi nhuận ở nước ngoài giảm trong năm 1981 với việc suy thoái từng xuất hiện tại Hoa Kỳ khoảng giữa thập niên 1980 bắt đầu ở hải ngoại. Tỷ lệ lợi nhuận quốc ngoại so với tổng lợi nhuận tăng mạnh vào năm 1983 và lợi nhuận quốc ngoại như là một phần của tài sản tiếp tục cao hơn lợi nhuận tại HK.

Lưu ý là trong thời kỳ 1978-85, bình quân tăng trưởng trong lợi nhuận quốc ngoại vượt mức tăng trưởng doanh số nước ngoài (5,9% so với 4,1%), trong khi lợi nhuận quốc nội giảm bình quân 27% mặc dù doanh số quốc nội tăng 5,2%.

Mua sản phẩm cho thị trường quê nhà. Việc đi lại tương đối dễ dàng ra nước ngoài đã tạo ra thị trường cho sản phẩm mới giúp dễ dàng việc tìm những sản phẩm mới để đưa vào thị trường Hoa Kỳ. Kể từ Đệ nhị thế chiến, chưa bao giờ số người Mỹ đi ra nước ngoài lại đông đến thế và trong những chuyến đi đó, họ đã gặp những sản phẩm và tập tục chưa bao giờ gặp trước kia. Chẳng hạn, những người quen với tập quán uống rượu trong bữa ăn của Âu châu lúc về nhà muốn tiếp tục thói quen đó. Những nhà kinh doanh Mỹ nhạy bén với chiều hướng này đã cho người đi khắp thế giới mua về các sản phẩm mới đó về và nhiều nhà sản xuất nội địa bắt đầu chế tạo tại đây.

Ban lãnh đạo Minnetonka đang lùng sục trong một siêu thị Đức thì họ thấy một sản phẩm lạ - kem đánh răng để trong một bộ phân phối bằng bơm, chưa thấy xuất hiện tại HK - và họ liền liên hệ với nhà sản xuất Đức. Đây là khởi đầu của kem đánh răng Check-up. Một phó chủ tịch tiếp thị tuyên bố "trong những chuyến đi kinh doanh tại Âu châu, chúng tôi vẫn dành thời giờ đi mua hàng vặt và chính điều này giúp chúng tôi ở thế thượng phong đối với các nhà cạnh tranh lớn của chúng tôi".

Các hãng Mỹ đã tìm ra các sản phẩm như thùng giấy đựng thức uống sát trùng (cho phép tích trữ không cần tủ lạnh), bọt để uốn tóc, bình xịt nước hoa "việc tìm kiếm các sản phẩm mới bên kia đại dương và biên giới đang sôi động" đó là lời của chủ tịch phân bộ quốc tế của General Fôd.

Viết bình luận