Diễn tiến kinh doanh trong thương mại quốc tế

Du Pont (tổng doanh số 32,92 tỷ $, đứng hàng thứ 9/500 theo tạp chí Fortune, và hàng thứ 24 trên thế giới theo Forbes) là một công ty toàn cầu khổng lồ dù xét xem dưới cấp độ nào. Công ty chế tạo hàng hóa tại 35 nước và bán sản phẩm tại hơn 150 nước. Trong 11 nhân viên thì có 1 người làm việc ngoài lãnh thổ HK. Ngoài việc sở hữu trọn vẹn các công ty con, nó còn hồn doanh với Philips - Hà Lan thành lập công ty sản xuất đĩa compact audio lớn nhất thế giới. Một liên doanh nữa với Mitsubishi Ray 011 trong một nhà máy lớn sản xuất sợi tổng hợp tại Nhật Bản. Chỉ trong năm 1988, Du Pont đã tiến hành 9 liên doanh tại các nước như Triều Tiên, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp và Anh Quốc.

Diễn tiến kinh doanh

Năm 1988, xuất khẩu của Du Pont từ Hoa Kỳ lên tới $4,20 tỷ (12.7% tổng doanh số) và kim ngạch từ các nhà máy ở nước ngoài của công ty đạt $12,9 tỷ (39,1% tổng doanh số). Đầu tư nước ngoài là $1,6 tỷ, tăng 15% so với năm trước, chiếm 37% tổng kinh phí vốn. Theo vị chủ tịch của Du Pont là ông Richard Heckert, mục đích của công ty là phát triển điều mà ông gọi là doanh số quốc tế (do các chi nhánh ở nước ngoài) lên 50% tổng doanh số vào năm 1955. Hiện nay, doanh thương quốc tế của Công ty (xuất khẩu từ HK cộng doanh số các công ty con ở nước ngoài) chiếm 51,9% tổng doanh số, tăng 43,2% so với 4 năm trước.

Kinh nghiệm của Du Pont trong việc gia tăng cả hai lĩnh vực kinh doanh quốc tế của mình - xuất khẩu và doanh số bán của các công ty con ở nước ngoài - là tiêu biểu cho thành tích của nhiều công ty toàn cầu và đa quốc. Tuy nhiên, hoạt động doanh thương quốc tế không chỉ giới hạn vào 500 cơ sở sản xuất hàng đầu theo tạp chí Fortune, trong đó có Du Pont. Xuất khẩu và sản xuất dịch vụ ở hải ngoại, cũng như xuất khẩu nguyên liệu đã tăng trưởng giống như sự tham gia của các công ty nhỏ hơn vào thị trường quốc tế.

Trong trường hợp của Du Pont, muốn tăng doanh số của các chi nhánh ở nước ngoài, công ty này phải tiếp tục đầu tư vào các phương tiện sản xuất và tiêu thụ, Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét haì đề mục liên quan trực tiếp đến xuất khẩu và doanh số của các chi nhánh ở nước ngoài: (+) ngoại thương, bao gồm xuất nhập khẩu; và (+) sự đầu tư nước ngoài trực tiếp phải tiến hành vào các chi nhánh đó. Chúng ta cũng sẽ xem xét các cách thức các xí nghiệp công ty thâm nhập thị trường quốc ngoại.

Viết bình luận