Ngân hàng thế giới là gì?

Ngân hàng tái thiết và Phát triển quốc tế gọi tắt là ngân hàng thế giới

Ngân hàng thế giới

Ngân hàng thế giới ưu tiên áp dụng, các khoản cho vay thuộc chính phủ, cơ quan quốc tế hay đa quốc gia, các khoản nợ thuộc về viện trợ hơn là nợ song phương hoặc cứu trợ. Đa số các món cho các nước kém phát triển.

Vay là tiếng chung (Credit), hoặc vay nợ.

1. Quan trọng đối với kinh doanh

Lý do giới kinh doanh quan tâm tới hoạt động của Ngân hàng thế giới:

(1) Nhiều công ty là người cung ứng cho những người đi vay trong các dự án được tài trợ những người vay phải chi hàng tỷ Dollar mỗi năm mua hàng hóa và chi trả dịch vụ từ các cơ sở kinh doanh này.

(2) Các cơ quan tài chính phát triển ở các nước kém phát triển được tài trợ và hỗ trợ về kỹ thuật bởi Ngân hàng thế giới là những khách hàng to lớn cho các cơ sở kinh doanh bán và làm việc tại các nước kém phát triển.

(3) Trung tâm trọng tài của ngân hàng thế giới có khả năng giải quyết những khó khăn vướng mắc về kinh doanh tại nước ngoài.

(4) Các dự án được Ngân hàng thế giới tài trợ có khuynh hướng hỗ trợ lẫn nhau (ví dụ như, các nguồn lợi chung do các cơ sở hạ tầng được cải thiện và nguồn dự trù tài nguyên kinh tế tốt hơn.)

(5) Thông tin do Ngân hàng thế giới thu nhập về tài chính của một quốc gia hoặc của một dự án, việc sử dụng quỹ, khả năng quản trị, và các thứ khác chính xác và đầy đủ hơn các thông tin có thể có sẵn cho cơ sở kinh doanh tư nhân nước ngoài.

Tháng 6/1986, Liên Hiệp Quốc đã ký một thỏa ước cho một cơ quan quốc tế mới tham gia, mà có thể bảo đảm cho các nhà đầu tư ở nước ngoài không sợ bị thua lỗ do chiến tranh, khủng bố và các nguy cơ khác. Cơ quan mới này là cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) trực thuộc ngân hàng thế giới.

MISA sẽ cố vấn cho các nhà đầu tư và cố gắng triển khai các Hợp đồng thương mại quốc tế.

2. Vay nặng lãi

Vay nặng lãi thực hiện và có thể được thanh toán lại bằng đồng tiền có thể chuyển đổi dược và là ngoại tệ mạnh. Theo mức lãi của thị trường, thời gian đáo hạn như trên thị trường bình thường.

Vay nặng lãi

Ngân hàng thế giới tiến hành cho vay nặng lãi. Có nghĩa là khoản tiền vay này tính theo mức lãi suất hiện vay có tình trạng tài chính vững chắc trong thời hạn không quá 25 năm. Ngân hàng chỉ tiến hành cho vay đối với các khoản vay an toàn khả năng bảo đảm chi trả cao vì các quỹ riêng của Ngân hàng có được đo việc bán các khoản Chứng khoán mà phải cạnh tranh với các khoản offerings. Cho đến nay, không có tình trạng mất khả năng chi trả các khoản cho vay của Ngân hàng thế giới và trái phiếu của nó được đánh giá chất lượng cao sẵn có, đó là, AAA, Ngân hàng thế giới hoạt động có lãi hàng năm kể từ năm 1947. Khoản lời đó được dùng vào việc cho vay bổ sung và để cung cấp quỹ cho IDA

Mặc dầu cho đến nay chưa có khoản cho vay nào của Ngân Hàng Thế Giới được chính thức công bố mất khả năng chi trả, song đã có một số nước đã không có khả năng thanh toán khi đến hạn đòi trả nợ gốc. Khá nhiều món nợ như thế phải cho khất lại để các nước vay nợ có thêm thời gian chi trả.

3. Các cơ hội kinh doanh

Hàng tỷ Dollar và các loại tiền tệ khác do Ngân Hàng Thế giới cho vay tạo nhiều cơ hội cho các cơ sở kinh doanh bán sản phẩm của mình cùng với dịch vụ đối với các nước vay tiền. Sự mời gọi cạnh tranh quốc tế là yêu cầu của Ngân hàng. Tuy thế, dù Ngân Hàng thông báo việc ký kết mỗi khoản cho vay, họ không mời đặt giá hay bỏ thầu từ các nhà cung ứng tiềm năng cho các dự án được nuôi dưỡng thị trường đó.

4. Mối liên lạc với các công ty tài chính phát triển

IFC là gạch nối giữa Ngân hàng thế giới với vô số các Công ty-Tài chính Phát Triển (DFC) - (đôi khi còn được gọi là các Ngân hàng phát triển) ở các nước kém phát triển. Các công ty DFC này theo nhiều cách là các phiên bản của IFC tại địa phương. Mỗi DFC tìm kiếm các cuộc mạo hiểm kinh doanh có lợi nhuận trong tương lai ỗ phạm vi nước đó và hỗ trợ các cuộc nghiên cứu tính khả thi của dự án. Nếu tiến hành một cuộc đầu tư, DFC hỗ trợ bằng thiết bị cho nhà máy, tài sản, trợ vốn, quản trị hay trang thiết bị. Cuối cùng, DFC cố gắng thiết lập hay mở rộng thị trường vốn trong nước cho các chứng khoán của cuộc đầu tư.

Nhờ IFC, các nhà đầu tư của cả hai nhóm nước và nghèo ngày nay có thể mua hay bán chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) của Công ty đang hoạt động trong các nước đang phát triển. Ngoài ra, vì vai trò xúc tác của IFC trong việc đầu tư nước ngoài trực tiếp khoảng chừng một tỷ dollar của IFC đầu tư năm 1988 đã hỗ trợ tổng số đầu tư nước ngoài khoảng trên 5 tỷ.

Cũng như Ngân Hàng thế giới, IFC cũng rất miễn cưỡng chấp nhận các khoản nợ không có khả năng chi trả hay sự thất bại trong đầu tư và đã cho khất vài món vay nợ. Nhưng khác với Ngân Hàng thế giới, IFC đã xóa sổ nợ cho một số đầu tư nước ngoài mà họ xét thấy không thể phục hồi được nữa.

Tuy thế, IFC vẫn tiếp tục phát triển.

Viết bình luận